10 MẸO TỐT NHẤT VỀ CÁCH ĂN UỐNG ĐỂ KIỂM SOÁT BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Mặc dù tuân thủ theo một chế độ ăn hợp lý là yếu tố quyết định phần lớn đến hiệu quả kiểm soát bệnh tiểu đường, nhưng thực tế không phải người bệnh nào cũng biết cách thực hiện điều này. Hãy tham khảo 10 lời khuyên hữu ích của tiến sỹ Douglas Twenefour – cố vấn lâm sàng về bệnh tiểu đường Hoa Kỳ để áp dụng cho bản thân nhé
Khi kết hợp chế độ ăn với 10 lời khuyên với các hình thức luyện tập và điều trị đúng theo chỉ định của bác sỹ, kết hợp bổ sung DKBETICS mỗi ngày sẽ giúp người bệnh cải thiện được tình trạng bệnh và phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm về sau.

1. Ăn uống đều đặn
Người bệnh tiểu đường không nên bỏ bữa vì có thể gây hạ đường huyết. Hạ đường huyết là tình trạng cấp tính, nếu biết cách xử lý cơ thể sẽ về trạng thái bình thường, ngược lại họ có thể đối diện với nhiều hệ lụy, chẳng hạn như tổn thương não.
Ăn quá no cũng sẽ làm đường huyết tăng cao, gây ảnh hưởng chung tới kết quả điều trị bệnh.
Do vậy, bạn cần chia nhỏ và phân bổ đều đặn các bữa ăn trong ngày để tránh đường huyết tăng quá mức kiểm soát, đồng thời giúp quản lý độ thèm ăn, đặc biệt là trong trường hợp bạn phải tiêm insulin

dung-gio

Ăn uống đều đặn

2. Chọn lựa carbohydrat (chất bột, đường) hấp thu chậm
Tất cả các loại carbohydrat đều ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, vì vậy cần ý thức lượng carbohydrat tiêu thụ là bao nhiêu và lựa chọn nguồn thực phẩm phù hợp. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn lựa chọn chất bột, đường khoa học:
Thực phẩm giàu chất xơ (rau, trái cây, đậu, hạt còn nguyên cám): do mất nhiều thời gian để tiêu hóa nên chậm hấp thu đường vào máu, tạo cảm giác no lâu, hạn chế thèm ăn.
Thực phẩm có màu nâu như bánh mì đen, mì ống, gạo lức…
Khi chế biến nên kết hợp các loại protein, chất béo với carbohydrat (khoai tây, mì ống, bánh mỳ, trái cây) để làm chậm hấp thu đường.
Tránh thực phẩm chế biến bằng bột mỳ trắng, đường trắng, bún, miến… hay nói chung là tinh bột đã qua tinh chế.
3. Cắt giảm mỡ
Người bệnh tiểu đường nên hạn chế chất béo có nguồn gốc động vật, vì có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu. Thay vào đó, hãy dùng các thực phẩm có lợi cho sức khỏe chứa chất béo chưa bão hòa như dầu ô liu, dầu hạt cải, sữa tách kem và các sản phẩm sữa ít béo. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm được chế biến ở dạng nướng và hấp tốt hơn thực phẩm chiên.
giam-mo
Giảm mỡ
4. Ăn 5 phần trái cây và rau xanh/ngày
Tiêu thụ ít nhất 5 phần trái cây và rau xanh mỗi ngày sẽ giúp cung cấp cho cơ thể đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ cần thiết và giúp kiểm soát đường huyết. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, một cá nhân cần tiêu thụ tối thiểu 1 phần trái cây (150gam) mỗi ngày.
5. Ăn nhiều đậu
Đậu (đặc biệt là đậu xanh, đậu lăng, đậu tây) là thực phẩm rẻ tiền, ít chất béo, giàu chất xơ hòa tan, hơn nữa lại không tác động nhiều đến lượng đường trong máu và có thể giúp kiểm soát cholesterol. Vì thế, hãy thử chế biến đậu với các món súp, thịt hầm, salad… trong các bữa ăn hằng ngày.

 6. Ăn nhiều cá
Cá giàu omega -3 (một chất béo chưa bão hòa) rất có lợi cho sức khỏe, nhất là với người bệnh tiểu đường có nguy cơ tim mạch cao. Theo các bác sỹ dinh dưỡng, bạn nên cố gắng ăn ít nhất 2 phần cá hoặc dầu cá mỗi tuần, nếu là cá thu, cá hồi, cá mòi thì càng tốt.
7. Cắt giảm đường
Bị bệnh tiểu đường không có nghĩa là bạn phải kiêng ăn hoàn toàn đường, mà thay vào đó, dùng với liều lượng hợp lý. Đồng thời, có thể sử dụng các chất ngọt khác để thay thế cho đường. Một số cách đơn giản để cắt giảm lượng đường bao gồm lựa chọn đồ uống không đường, giảm hoặc cắt bớt đường vào trà và café.
giam-duong
Giảm đường
8. Giảm muối
Lượng muối mà người bệnh tiểu đường cần sử dụng khoảng 6g/ngày hoặc ít hơn vì nếu hấp thu quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao, dễ dẫn đến các bệnh tim mạch và đột quỵ. Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều muối như đồ khô, trứng muối… và thử các loại hương liệu thực phẩm với thảo mộc và gia vị khác thay cho muối.

 9. Uống rượu hợp lý
Bia, rượu táo, rượu vang đều là những thức uống có thể tốt cho sức khỏe nếu dùng với lượng hợp lý. Ở phụ nữ, giới hạn cho phép dùng là 50 – 75 ml và nam giới trong khoảng 75 – 100 ml. Tuy nhiên, không nên uống lúc đói hoặc khi đang dùng insulin hoặc thuốc vì sẽ gây hạ đường huyết

 10. Đừng bận tâm đến “thực phẩm dành riêng cho bệnh tiểu đường”
Một số người bệnh rất tin tưởng với những thực phẩm dành riêng cho người tiểu đường. Tuy nhiên, những thực phẩm này thường khá đắt đỏ, và chúng vẫn có thể chứa nhiều chất béo và năng lượng. Vì vậy, khi sử dụng, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng để tránh ảnh hưởng tới đường huyết.
do-an-rieng
Đừng bận tâm đến đồ ăn riêng cho người tiểu đường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *