Phương pháp trị ho tự nhiên phù hợp mà không ảnh hưởng đến đường huyết rất cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường. Ho là một phản ứng tự nhiên, ho có thể giúp làm sạch cổ họng khỏi đờm, bụi và các chất kích thích khác. Tuy nhiên, ho kéo dài cũng có thể là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe. Đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường, ho do cảm cúm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Dưới đây là một số phương pháp trị ho tự nhiên bạn có thể áp dụng phù hợp với người bệnh tiểu đường.
Phương pháp trị ho bằng lá bạc hà
Lá bạc hà không chỉ được dùng trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống mà còn có thể giúp giảm triệu chứng cảm lạnh, tinh dầu bạc hà cũng có thể là phương pháp trị ho hữu hiệu.
Bạn nên uống trà bạc hà hoặc hít hơi bạc hà từ phương pháp xông hơi. Để xông hơi bạn thêm 7 hoặc 8 giọt tinh dầu bạc hà vào khoảng một cốc nước vừa đun sôi hoặc sử dụng thiết bị xông hơi chuyên dụng, như vậy sẽ giúp thông thoáng đường thở và giảm các triệu chứng ho.
Dùng cỏ xạ hương trị ho
Trên thực tế, một thử nghiệm vào năm 2021 phát hiện chiết xuất cỏ xạ hương và cây thường xuân giúp giảm các cơn ho ở những người tham gia nghiên cứu đồng thời không có bất kỳ tác dụng bất lợi nào..
Cỏ xạ hương có chứa các hợp chất như flavonoid giúp thư giãn các cơ cổ họng liên quan đến ho và giảm viêm. Phương pháp trị ho này khá đơn giản bạn có thể pha trà tại nhà bằng cách sử dụng 2 thìa cà phê cỏ xạ hương và 1 cốc nước sôi, ủ trong 10 phút và lọc đem uống trong ngày.
Súc miệng bằng nước muối
Mặc dù biện pháp khắc phục có vẻ tương đối đơn giản nhưng súc miệng bằng nước muối có thể giúp làm dịu cổ họng và làm trôi chất nhầy khiến bạn bị ho.
Bạn nên dùng nước muối sinh lý mua ngoài hiệu thuốc hoặc có thể tự pha cho mình dung dịch nước muối loãng. Lưu ý nên súc miệng 2-3 lần mỗi ngày để tăng tác dụng diệt vi khuẩn răng miệng. Đây là một phương pháp trị ho đơn giản và rất hữu hiệu phù hợp cho mọi lứa tuổi.
Dùng gừng trị ho
Gừng là một phương pháp trị ho dân gian được nhiều người ưa chuộng. Người ta thường sử dụng nó để để điều trị buồn nôn, nhưng nó cũng có thể làm dịu cơn ho bằng cách làm tan đờm.
Do gừng có tính ấm, nên một ly trà gừng là một lựa chọn tốt khi cảm lạnh. Tuy nhiên nên dùng với lượng vừa phải tránh gây tác dụng phụ như kích ứng họng, khó chịu ở bụng và ợ nóng.
Bạn nên dùng gừng tươi để pha trà gừng, nếu sử dụng các chế phẩm từ gừng bạn nên lưu ý hàm lượng đường hay các chất phụ gia được thêm vào nhằm đảm bảo đường huyết không bị ảnh hưởng bởi sản phẩm đang dùng.
Tránh các tác nhân gây trào ngược axit
GERD hay trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch vị chảy ngược vào cổ họng, điều này có thể gây kích ứng dẫn đến ho. Nếu bạn nhận thấy mình đang bị trào ngược dạ dày thực quản bạn nên tránh các loại thực phẩm gây kích ứng thông thường bao gồm:
- Cà phê.
- Rượu.
- Đồ uống có gas.
- Thực phẩm có tính axit.
- Thực phẩm cay nóng.
- Đồ ăn nhiều chất béo.
Uống đủ nước
Bạn nên uống nhiều nước ấm nhằm dịu cơn ho, uống nước có thể giúp giảm khô cổ họng nguyên nhân phổ biến gây ho. Nó cũng giúp làm loãng chất nhầy và làm giảm ho, nghẹt mũi. Tốt nhất nên lựa chọn đồ uống không đường và không ga.
Hít thở hơi nước
Không khí khô trong nhà có thể khiến cơn ho của bạn trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, tạo môi trường ẩm bằng cách hít hơi nước trong phòng tắm hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm là phương pháp trị ho hợp lý. Máy tạo độ ẩm giúp cung cấp độ ẩm trong không khí bạn hít vào đồng thời giúp thông xoang. Để có kết quả tốt nhất nên để độ ẩm trong nhà từ 40 % đến 50% nếu cao hơn có thể khiến mạt bụi, nấm mốc và các chất gây dị ứng khác phát triển mạnh đồng thời bạn nên giữ cho máy tạo độ ẩm của bạn sạch sẽ, nên vệ sinh máy tạo độ ẩm và bộ lọc của nó sau mỗi 2 đến 3 ngày.
Mặc dù các phương pháp trị ho tự nhiên phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên bạn nên có các mẹo giúp phòng tránh cảm lạnh như:
- Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh, nếu bạn biết mình bị bệnh hãy tránh đi làm, đi học hoặc những nơi mà bạn sẽ tiếp xúc với người khác, điều này giúp giữ cho mọi người khỏe mạnh.
- Che mũi và miệng ở bất cứ khi nào bạn ho hoặc hắt hơi, tốt nhất là dùng khăn giấy hoặc ho vào khuỷu tay.
- Uống nhiều nước để giữ nước.
- Thường xuyên dọn dẹp các khu vực trong nhà, nơi làm việc hoặc trường học của bạn.
- Rửa tay 20s bằng xà phòng sau khi ho, ăn uống, vệ sinh hoặc chăm sóc người bệnh.
Xem thêm: Có nên dùng keo ong để chữa ho cho người tiểu đường.