Làm thế nào để kiểm soát đường huyết khi bị cúm?

Kiểm soát đường huyết là một chỉ tiêu quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Khi bắt đầu một mùa cúm, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Ngoài ra bệnh cúm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và làm gián đoạn khả năng kiểm soát đường huyết của người bệnh. Cúm và bệnh tiểu đường là một sự kết hợp phức tạp, nhưng việc có kế hoạch chăm sóc bệnh tiểu đường phù hợp là chìa khóa để đánh bại virus cúm thành công.

Kiểm soát đường huyết

Bệnh tiểu đường và bệnh cúm

Khi bạn bị bệnh, cơ thể bạn tự sản xuất thêm glucose để cung cấp năng lượng chống lại nhiễm trùng. Cúm có thể khiến cơ thể bạn giải phóng các hormone gây căng thẳng như adrenalin hoặc cortisol, làm giảm hiệu quả của insulin. Sự kết hợp này sẽ đưa đến mức đường huyết cao khó trở lại bình thường được.

Bệnh tiểu đường và bệnh cúm

Khi mức insulin thấp, cơ thể không thể sử dụng lượng glucose hiệu quả. Thay vào đó, nó chuyển sang sử dụng ceton để tạo năng lượng, sự kết hợp của ceton và đường huyết cao có thể khiến cơ thể có tính axit cao – đây được gọi là nhiễm toan đái tháo đường và là trường hợp khẩn cấp cần điều trị ngay lập tức.Cúm cũng có thể gây ra một tình trạng khác, được coi là hội chứng tăng áp lực thẩm thấu bệnh tiểu đường – một biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. 

Những tình trạng này đáng lo ngại nhưng bạn có thể phòng tránh bằng cách tuân theo kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường chi tiết.

Kiểm soát đường huyết khi bị cúm

Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, một số căn bệnh như cúm hoặc bất kỳ tình trạng nào khiến bạn buồn nôn hoặc tiêu chảy cũng có thể làm tăng đường huyết. Điều đó có nghĩa là bạn cần kiểm soát lượng đường trong máu của mình. Dưới đây là một số hướng dẫn hữu ích cho bạn:

Kiểm soát đường huyết thường xuyên

Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn sau mỗi 4 giờ. Kiểm tra ceton nếu bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và lượng đường của bạn trên 240 mg/dL – hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt hãy liên hệ với bác sĩ nếu có xuất hiện ceton trong nước tiểu.

Người tiểu đường có uống được paracetamol không?

Uống đủ nước

Uống một cốc chất lỏng mỗi giờ nhằm tránh mất nước, trường hợp không thể bù nước qua đường uống bạn nên đến cơ sở y tế để được bù nước kịp thời. 

Không được tự ý ngừng sử dụng insulin khi không thể ăn đồ ăn thường xuyên, thay vào đó bạn có thể uống thứ gì đó có đường để lượng đường trong máu không bị xuống quá thấp. Cách tốt nhất là nên chú ý kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để kịp thời khắc phục. Nếu mắc các bệnh khác, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem việc ngừng sử dụng thuốc điều trị tiểu đường có hợp lý và những thuốc đang sử dụng có phù hợp với tình trạng của bạn.

Bạn nên ăn gì?

Ăn hoặc uống 30 đến 50 gram carbohydrate mỗi 3 đến 4 giờ. Điều đó sẽ giữ cho cơ thể bạn được nuôi dưỡng, ngăn chặn việc tạo ra ceton và ngăn lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp.

Ăn uống hợp lý giúp phòng bệnh đái tháo đường
Ăn uống hợp lý giúp phòng bệnh đái tháo đường

Để bổ sung chất lỏng giúp giữ nước, hãy chọn chất lỏng không chứa calo như nước, soda dành cho người ăn kiêng.

Khi nào nên gọi cho bác sĩ

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu 

  • Lượng đường trong máu cao hơn 180 mg/dL hoặc thấp hơn 70 mg/dL. 
  • Không thể bù nước qua đường uống hoặc ăn.
  • Sốt cao.
  • Bị tiêu chảy hoặc nôn mửa

Khi bị bệnh, bạn nên kiểm soát đường huyết thường xuyên hơn và theo dõi các chỉ số của mình. Tổ chức Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyên bạn nên kiểm soát đường huyết 4 giờ một lần nếu bạn mắc tiểu đường tuýp 1 và 4 lần một ngày nếu bạn thuộc tuýp 2. Ngoài ra, đừng quên rằng nhiều loại thuốc cúm có chứa đường vì vậy hãy kiểm tra nhãn hoặc hỏi dược sĩ để có lựa chọn phù hợp. Hãy cố gắng lập kế hoạch phù hợp để việc kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn không phải là vấn đề khiến bạn đau đầu.

Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

Xem thêm: BỎ TÚI NGAY 6+ CÁCH PHÒNG NGỪA TIỂU ĐƯỜNG SIÊU HỮU HIỆU (dkbetics.com)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *