Thuốc cho bệnh tiểu đường tuýp 2

Thuốc cho bệnh tiểu đường tuýp 2 là bước tiếp theo khi người bệnh thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục và giảm cân vẫn không thể kiểm soát đường huyết. Người bệnh không nên dùng thuốc  để thay thế cho việc thay đổi lối sống lành mạnh, tuy nhiên trong một số trường hợp, chỉ có thuốc mới giúp giảm lượng đường trong máu, đảm bảo ổn định đường huyết ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Dưới đây là một số loại thuốc được dùng cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Thuốc cho bệnh tiểu đường tuýp 2

Thuốc cho bệnh tiểu đường tuýp 2

Glucophage (Metformin)

Glucophage (metformin) làm giảm lượng glucose được gan sản xuất đồng thời giúp cơ thể nhạy cảm hơn với insulin. Metformin là loại thuốc trị tiểu đường được sử dụng phổ biến nhất và đây là loại thuốc đầu tiên được kê đơn trong nhóm thuốc cho bệnh tiểu đường tuýp 2. Metformin có thể gây ra các tác dụng phụ về đường tiêu hóa bao gồm:

  • Tiêu chảy.
  • Đầy hơi.
  • Đau bụng.
  • Khó tiêu.
  • Táo bón.
  • Ợ nóng.

Sulfonylure 

Sulfonylurea là nhóm thuốc trị tiểu đường đường uống lâu đời nhất, chúng hoạt động bằng cách kích thích tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn vào máu.

Thiazolidinedion

Thiazolidinedione giúp các tế bào cơ và mỡ nhạy cảm hơn với insulin. Tuy nhiên thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nên cần được xem xét trước khi kê đơn.

Thuốc ức chế Alpha-Glucosidase

Thuốc ức chế Alpha-glucosidase làm chậm quá trình chuyển đổi carbohydrate thành glucose trong quá trình tiêu hóa. Điều này giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và ngăn chặn lượng đường đạt đỉnh quá cao.

Nhóm thuốc Meglitinides

Meglitinides giúp kích thích sản xuất insulin khi có glucose trong máu. Chúng không hiệu quả nếu lượng đường trong máu thấp.

Vai trò của insulin trong chuyển hóa glucose

Chất ức chế DPP-4

Dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4) là một loại enzyme phá hủy các hormone gọi là incretin. Những hormone này giúp cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn khi cần thiết. Thuốc ức chế DPP-4 hoạt động bằng cách ngăn chặn enzyme này.

Vào tháng 8 năm 2015, FDA đã bổ sung cảnh báo và biện pháp phòng ngừa về tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc ức chế DPP-4 như đau khớp nghiêm trọng và có khả năng gây tàn tật. Nếu bạn đang dùng thuốc này và bị đau khớp, hãy đến gặp bác sĩ để theo dõi và điều trị kịp thời.

Thuốc ức chế SSGT-2

Các chất ức chế đồng vận chuyển natri-glucose-2 (SGT-2) làm giảm lượng đường trong máu bằng cách khiến thận loại bỏ glucose khỏi cơ thể qua nước tiểu. Tuy nhiên thuốc ức chế SGT-2 có một số tác dụng phụ như:

  • Bị đau chân.
  • Loét hoặc có vết loét.
  • Sưng tấy, ấm đỏ ở chân hoặc bàn chân.
  • Sốt hoặc ớn lạnh.

Nếu có các dấu hiệu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Insulin

Ngoài thuốc cho bệnh tiểu đường tuýp 2 đôi khi bạn sẽ cần dùng insulin bổ sung, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Mặc dù việc bổ sung insulin rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 1 nhưng nó chỉ cần thiết đối với một số người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Những bệnh nhân cần bổ sung insulin bao gồm:

  • Lượng đường trong máu rất cao khi được chẩn đoán.
  • Kháng insulin.
  • Không thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng uống thuốc cho bệnh tiểu đường tuýp 2, chế độ ăn kiêng và tập thể dục.

Về phác đồ insulin của bệnh nhân sẽ được điều chỉnh theo nhu cầu của họ. Ví dụ, một số người có thể cần dùng insulin tác dụng kéo dài vào buổi sáng để có tác dụng suốt cả ngày, những người khác chỉ sử dụng insulin tác dụng ngắn hoặc tác dụng nhanh dùng trong bữa ăn. Một số người thì dùng cả hai tùy thuộc vào mức độ đường huyết được đo thường xuyên.

Insulin điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2

Có nhiều lựa chọn để quản lý bệnh tiểu đường tuýp 2. Bạn có thể tham khảo một số bước dưới đây nhằm điều chỉnh hợp lý đường huyết của mình:

  • Bước đầu tiên thường là thay đổi lối sống như chế độ ăn uống và tập thể dục.
  • Bỏ hút thuốc là bước quan trọng để cải thiện các triệu chứng bệnh tiểu đường của bạn.
  • Khi thay đổi lối sống không hiệu quả bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng thuốc cho bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Sử dụng insulin theo chỉ dẫn của bác sĩ khi cần thiết.

Đối với một số người khi sử dụng insulin, việc cần làm là phải theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên để biết việc điều trị có hiệu quả như thế nào, lượng đường trong máu ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống và sinh hoạt ra sao. Bất kể bạn dùng phương pháp nào để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm đưa ra một kế hoạch điều trị bệnh hợp lý.

Xem thêm: Tác dụng kỳ diệu của viên tiểu đường DK Betics Gold

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *