Mất kiểm soát đường huyết nguy hiểm tới mức nào?

kiểm soát đường huyết

Mọi người đều biết trong quá trình điều trị tiểu đường việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng. Vậy nếu bị mất kiểm soát đường huyết thì sẽ nguy hiểm như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến mức độ nghiêm trọng của tình trạng đường máu cao và thấp cũng như những việc cần làm ngay lập tức, những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải nếu không quản lý bệnh tiểu đường kịp thời.

Mất kiểm soát đường huyết

Mất kiểm soát đường huyết là gì?

Mất kiểm soát đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu nằm ngoài phạm vi mục tiêu. Nó thường bao gồm lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp.

Đối với người bình thường, khi ăn cơ thể sẽ giải phóng hormon insulin giúp tế bào hấp thụ glucose. Tuy nhiên đối với người mắc bệnh tiểu đường, mất kiểm soát đường huyết do insulin hoạt động không hiệu quả (tiểu đường tuýp 2) hoặc cơ thể không tạo đủ insulin (tiểu đường tuýp 1). Như vậy sẽ khiến lượng đường trong máu cao trong thời gian dài có thể gây ra các biến chứng tiểu đường nghiêm trọng.

Vậy nên, nếu mắc bệnh tiểu đường bạn nên kiểm tra đường huyết thường xuyên để chắc chắn rằng nó không quá cao hoặc quá thấp. Tùy vào mỗi bệnh nhân mà mức đường huyết mục tiêu là khác nhau. Nhưng nhìn chung, đối với người mắc bệnh tiểu đường, mức 180 mg/dL trong vòng 2 giờ sau ăn được coi là quá cao (tăng đường huyết). Trường hợp lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL được coi là quá thấp (hạ đường huyết). Cả 2 trường hợp này đều rất nguy hiểm đến tính mạng.

Đường máu cao sẽ như thế nào?

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính gây ra lượng đường trong máu cao, nhưng cũng có những nguyên nhân khác như: tác dụng phụ của một số loại thuốc, vấn đề về tụy, tuyến giáp hoạt động quá mức và một số khối u hiếm gặp. Khi lượng đường trong máu quá cao, bạn có thể không nhận thấy điều bất thường ngay lập tức. Các triệu chứng có thể mất vài ngày hoặc vài tuần để phát triển, chúng bao gồm:

  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Khát nhiều.
  • Mắt mờ.
  • Ăn nhiều.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Xuất hiện nhiễm trùng da hoặc vết thương chậm lành.

Đường máu thấp sẽ như thế nào?

Trường hợp đang dùng insulin hoặc các loại thuốc giúp giảm đường huyết bạn cũng có nguy cơ bị hạ đường huyết quá thấp. Điều này cũng có thể xảy ra khi bạn tập thể dục, bỏ bữa hoặc một số yếu tố tiêu cực như uống rượu, mắc các bệnh tim, gan hoặc thận nghiêm trọng.

Những dấu hiệu nhận thấy bạn đang bị tụt đường huyết như:

  • Xanh xao hoặc đổ mồ hôi.
  • Run rẩy, bồn chồn.
  • Lo lắng hay cáu kỉnh.
  • Mệt mỏi.
  • Đói.
  • Chóng mặt.
  • Đau đầu và nhịp tim nhanh hoặc không đều.

Nếu không được điều trị  kịp thời bạn có thể bất tỉnh hoặc bị co giật. Biện pháp khắc phục tình trạng này là bổ sung ngay đồ ăn hoặc đồ uống có đường. Vậy nên những người có nguy cơ dễ tụt huyết áp hãy luôn sẵn một ít kẹo trong người.

Biến chứng của mất kiểm soát đường huyết

Mức đường huyết cao và thấp đều ảnh hướng đến toàn bộ chức năng của cơ thể. Nếu bị mất kiểm soát đường huyết trong thời gian dài có thể mắc một số các biến chứng sau:

  • Bệnh tim hoặc đau tim.
  • Đột quỵ.
  • Tổn thương thận.
  • Tổn thương thần kinh.
  • Tổn thương mắt.
  • Gặp các vấn đề về da.

cách giảm biến chứng tiểu đường

Mất kiểm soát đường huyết cực kỳ nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Bạn không nên chủ quan với tình trạng này và cần có đủ kiến thức để phòng ngừa cũng như khắc phục trong từng trường hợp đường huyết quá cao hoặc quá thấp. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường, hãy cảnh báo với người thân ngay bên cạnh hoặc gọi hỗ trợ y tế để được cấp cứu kịp thời. Cách tốt nhất giúp bạn kiểm soát được lượng đường trong máu là đo đường huyết thường xuyên. Những thời điểm thích hợp để đo đường huyết là sau khi thức dậy, trước khi ăn, sau khi ăn và trước, trong, sau khi tập bất cứ bài thể dục nào. Trường hợp đang sử dụng insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết, cần theo dõi lượng đường trong máu nhằm đảm bảo rằng nó không xuống quá thấp nằm ngoài phạm vi mục tiêu của bạn.

Xem thêm: Hậu quả của bệnh tiểu đường, chớ nên chủ quan!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *