BỆNH NHÂN SUY THẬN DO TIỂU ĐƯỜNG NÊN CHÚ Ý

Tiến triển biến chứng thận do tiểu đường thường âm thầm. Bệnh nhân bị suy thận cần phải lưu ý những điều sau để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

HẠN CHẾ NATRI (MUỐI)
Người mắc bệnh thận không nên ăn quá 1,5 gam muối/ngày.
Trường hợp tăng huyết áp, phù nặng nên ăn nhạt hoàn toàn.
Để hạn chế muối trong chế độ ăn hàng ngày cần:
– Không thêm muối vào thực phẩm khi chế biến hoặc khi ăn. Dùng các loại thảo mộc tươi, chanh hoặc các loại gia vị khác làm tăng hương vị cho món ăn.
– Chọn thực phẩm tươi hoặc đông lạnh thay vì những thực phẩm đóng hộp như: thịt xông khói, xúc xích, chả, giò, thịt hộp…
– Nên ăn rau quả tươi, tránh các loại củ quả ngâm, muối chua như cà muối, dưa cải…
– Ăn hạn chế các loại gia vị có hàm lượng natri cao như nước mắm, nước tương, nước sốt cà chua, sốt BBQ…
Cẩn trọng với các chất thay thế muối và các loại thực phẩm giảm natri do nhiều muối thay thế có hàm lượng kali cao, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tim và thận.

han-che-natri

Hạn chế natri (muối)

KHÔNG ĂN NHIỀU THỰC PHẨM CHỨA PHOSPHO VÀ KALI
Khi chức năng thận còn tốt, qua quá trình lọc máu thận giúp cân bằng nồng độ phospho. Ngược lại, khi thận hoạt động kém hiệu quả phospho bị tích tụ lại trong máu gây loãng xương.

>>> Bạn nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều phot pho như: Bánh mỳ nguyên hạt, ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch, hạt hướng dương … Thay vào đó nên ăn các thực phẩm có hàm lượng photpho thấp như bánh mỳ trắng, gạo, bánh mỳ chua…

Khi thận hoạt động kém hiệu quả, lượng kali trong cơ thể không ổn định, quá cao hoặc quá thấp rối loạn hoạt động của tim và cử động cơ bắp.
>>> Bạn nên ăn những thực phẩm có hàm lượng kali thấp bao gồm: Táo, việt quất, nho, dứa, dâu tây, súp lơ, hành, ớt, củ cải, xà lách mùa hè, rau diếp, bánh mỳ trắng, thịt gà,…
>>>> Hạn chế thực phẩm giàu kali trong: sữa bò, quả bơ, chuối, dưa, cam, mận, nho khô, atiso, rau mồng tơi, khoai tây, khoai lang, cà chua, đậu đen và gạo nâu

NÊN CẮT GIẢM PROTEIN
Khi chức năng thận suy giảm, thận không thể loại bỏ hết các sản phẩm thải từ protein, chẳng hạn như ure. Ure tích tụ trong cơ thể khiến bạn mệt mỏi, chán ăn, suy giảm trí nhớ, thậm chí hôn mê.

Những người tiểu đường mắc bệnh thận nên hạn chế lượng protein trong bữa ăn.
Những loại thực phẩm giàu protein nên ăn hạn chế gồm: pho mát, đậu, thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt lợn), trứng, phủ tạng động vật, xúc xích… Nên ăn những thực phẩm chứa lượng protein thấp như cá, đậu nành, thịt gà…

han-che-protein

Cắt giảm protein

KHÔNG UỐNG NHIỀU NƯỚC KHI CHỨC NĂNG THẬN SUY GIẢM
Con người cần nước để sống, nhưng khi bị bệnh thận, uống nhiều nước sẽ làm tăng gánh nặng cho thận. Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh thận và thể trạng của bạn, bác sĩ có thể cho bạn biết nên uống bao nhiêu nước là đủ.
Ngoài ra, bạn cũng cần cắt giảm một số thực phẩm chứa nhiều nước như súp, kem, thạch, trái cây mọng nước (dưa hấu, dâu tây…).
Chỉ nên uống nước lọc, trà xanh thay vì cà phê, cola… khi cảm thấy khát. Để làm dịu cảm giác khát bạn có thể ngậm 1 cục nước đá nhỏ, 1 viên kẹo bạc hà hoặc kẹo cứng không đường.
khong-uong-nhieu-nuoc
Không uống nhiều nước

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *