Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến vết thương như thế nào?

bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến vết thương như thế nào?

Ở giai đoạn cuối, bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến vết thương khá nhiều và lúc này các biến chứng cũng xuất hiện nhiều hơn trong khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu hơn., Tuy nhiên, nếu người tiểu đường kiểm soát tốt bệnh tiểu đường của mình thì có thể cải thiện tốc độ lành vết thương và giảm khả năng bị nhiễm trùng nặng. Hiện nay Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc bệnh tiểu đường, có hơn 55% bệnh nhân có biến chứng, trong đó có các biến chứng do vết thương bị nhiễm trùng. Bài viết này xem xét tác động của bệnh tiểu đối với việc chữa lành vết thương.

bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến vết thương như thế nào?

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến vết thương như thế nào?

Những vết thương nhỏ, vết cắt và vết bỏng là những vết thương nhỏ không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Tuy nhiên đối bệnh nhân tiểu đường, những chấn thương này có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Nhiều người mắc bệnh tiểu đường gặp phải vết thương chậm lành, không lành hoặc không bao giờ lành. Đôi khi, nhiễm trùng có thể phát triển và lan đến mô, xương gần vết thương hoặc đến các vùng xa hơn của cơ thể.

Trong một số trường hợp, nếu bệnh nhân không được chăm sóc kịp thời, nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Ngay cả khi vết thương không bị nhiễm trùng việc chữa lành vết thương chậm có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các vết thương ở bàn chân hoặc cẳng chân có thể khiến việc đi lại khó khăn.

Mục tiêu của điều trị tiểu đường  là phải kiểm soát lượng đường trong máu nhằm giảm nguy cơ vết thương chậm lành và các biến chứng bao gồm cả loét chân. Loét bàn chân là vết loét đau đớn và thậm chí có thể dẫn đến cắt cụt bàn chân. Nếu một người bị loét bàn chân có bệnh lý thần kinh ngoại biên – một dạng tổn thương thần kinh có thể liên quan đến bệnh tiểu đường, họ có thể không cảm thấy đau. Đây chính là lý do mà các vết loét thường được phát hiện khi đã trở nên nghiêm trọng.

Theo một bài báo năm 2020, bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến vết thương ở bàn chân góp phần gây ra 25-90% của tất cả các trường hợp cắt cụt chi trong quy mô nghiên cứu.

Tại sao bệnh tiểu đường làm lâu lành vết thương

Một số nghiên cứu cho thấy bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến vết thương do mối tương quan rõ ràng giữa đường huyết và khả năng lành vết thương. Bệnh tiểu đường khiến cơ thể không tự sản xuất hoặc phản ứng kém với insulin, một loại hormone cho phép tế bào lấy và sử dụng glucose từ máu để tạo năng lượng. Sự gián đoạn insulin này khiến cơ thể khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn. Khi đường huyết duy trì ở mức cao, nó sẽ làm suy yếu chức năng của các tế bào bạch cầu, các tế bào này là trung tâm của hệ thống miễn dịch. Khi nó không thể hoạt động bình thường, cơ thể sẽ giảm khả năng chống lại vi khuẩn và không thể làm lành vết thương.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến vết thương do tuần hoàn suy yếu khiến máu di chuyển chậm hơn, điều này khó cung cấp dinh dưỡng đến vết thương hơn. Kết quả là vết thương lành chậm hoặc có thể không lành, đường huyết không ổn định dễ gây tổn thương dây thần kinh, tạo cảm giác tê tại chỗ, có nghĩa là người bệnh sẽ không cảm nhận được chấn thương ở bàn chân. Như vậy, họ sẽ không biết về vết thương và không tiến hành điều trị, điều này khiến vết thương trở nên trầm trọng hơn. 

Sự kết hợp giữa việc chữa lành chậm và giảm cảm giác ở khu vực này làm tăng đáng kể nguy cơ nhiễm trùng. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ này bao gồm:

  • Suy giảm tiết mồ hôi.
  • Da khô và nứt nẻ.
  • Nhiễm trùng móng chân.
  • Các bệnh bất thường ở bàn chân.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến vết thương theo những cách khác như giảm sản xuất hormone tăng trưởng và chữa lành, giảm sản xuất và sửa chữa mạch máu mới, làm suy yếu hàng rào bảo vệ da đặc biệt là collagen.

Khi một người mắc bệnh tiểu đường, vết thương không lành có thể là mối nguy hại đe dọa tính mạng. Điều trị kịp thời và quản lý lượng glucose hiệu quả là điều cần thiết để những người có vết thương chậm lành có thể có cái nhìn tích cực. Nếu bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến vết thương nghiêm trọng hoặc gây đau đớn hay không lành sau vài ngày, hãy đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Sự kết hợp giữa điều trị bằng kháng sinh tích cực, làm sạch vết thương, phẫu thuật loại bỏ mô chết và kiểm soát đường huyết là những phương pháp hữu ích. Nếu vết thương không đáp ứng với điều trị, có thể cần phải cắt cụt chi.  Mọi người nên thực hiện các bước phòng ngừa trước khi vết thương phát triển để giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Biến chứng tiểu đường ở da, bạn biết được bao nhiêu? (dkbetics.com)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *