Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Nếu bạn đang sống chung với bệnh tiểu đường, có lẽ bạn có rất nhiều câu hỏi. Vậy bạn có tự hỏi liệu bệnh tiểu đường có di truyền không? Và bạn có lo lắng rằng con bạn cũng có thể bị bệnh tiểu đường. Bạn không phải là người duy nhất hỏi những câu hỏi này, và chúng tôi sẵn sàng để trả lời giúp bạn.

Bệnh tiểu đường có di truyền không?
Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Điều gì dẫn đến bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 được tạo nên bởi những nguyên nhân khác nhau, nhưng có hai yếu tố quan trọng gây nên 2 tuýp này. Yếu tố di truyền và yếu tố môi trường kích hoạt nên.

Đúng vậy: chỉ gen thôi là chưa đủ. Một bằng chứng về điều này là cặp song sinh có gen giống hệt nhau. Tuy nhiên, khi một người trong cặp song sinh mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì người kia chỉ có nguy cơ mắc bệnh là 50%. Khi một người trong cặp song sinh mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, nguy cơ của người còn lại nhiều nhất là 75%.

Bệnh tiểu đường tuýp 1

Trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, bệnh nhân được thừa hưởng yếu tố di truyền từ cả bố và mẹ. Ở người da trắng tỉ lệ mắc tiểu đường tuýp 1 là cao nhất.

Tuy nhiên ở một số người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lại không bị bệnh tiểu đường. Một số tác nhân được nghiên cứu làm kích hoạt bệnh tiểu đường tuýp 1 như virus, nhiễm khuẩn.

Ở nhiều người, sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 1 dường như phải mất nhiều năm. Trong các thí nghiệm theo dõi người thân của những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường sau này đều có những kháng nguyên, các protein tiêu diệt vi khuẩn hoặc virus xuất hiện trong máu qua nhiều năm trước khi được chẩn đoán.

Bệnh tiểu đường tuýp 1

Nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1 của con bạn

Nam giới mắc bệnh tiểu đường tuýp 1,thì tỷ lệ bị bệnh tiểu đường có di truyền ở con là 1/17. Nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và có con trước 25 tuổi, nguy cơ của con bạn là 1/25; còn nếu bạn có con sau 25 tuổi thì nguy cơ bị bệnh là 1/100.

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường trước 11 tuổi thì nguy cơ con bạn sẽ tăng gấp đôi. Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ con bị từ 1/10 đến 1/4.

Tuy nhiên có một ngoại lệ: cứ 7 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì 1 người mắc hội chứng tự miễn dịch đa tuyến loại 2. Ngoài bệnh tiểu đường, những người này còn mắc bệnh tuyến giáp và tuyến thượng thận hoạt động kém – một số còn mắc các rối loạn hệ thống miễn dịch khác. Nếu mắc hội chứng này, thì tỷ lệ mắc hội chứng này và bệnh tiểu đường tuýp 1 ở con bạn là 50%.

Các nhà nghiên cứu đang tìm cách dự đoán khả năng mắc bệnh tiểu đường của một người. Ví dụ, hầu hết những người da trắng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 đều có gen gọi là HLA-DR3 hoặc HLA-DR4, có liên quan đến bệnh tự miễn. Nếu bạn và con bạn đều là người da trắng và có chung những gen này thì nguy cơ của con bạn sẽ cao hơn. Các gen nghi ngờ ở các nhóm dân tộc khác ít được nghiên cứu kỹ lưỡng, tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng gen HLA-DR7 có thể khiến người Mỹ gốc Phi có yếu tố di truyền và gen HLA-DR9 có thể khiến người Nhật có yếu tố di truyền.

Xét nghiệm kháng thể có thể được thực hiện cho trẻ có anh chị em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Xét nghiệm này đo các kháng thể đối với insulin, đối với các tế bào đảo trong tuyến tụy hoặc đối với một loại enzyme gọi là glutamic acid decarboxylase (GAD). Mức độ cao có thể chỉ ra rằng trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cao hơn.

Nếu bạn nghĩ con mình có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, hãy liên hệ với bác sĩ.

Bệnh tiểu đường tuýp 2

So với bệnh tiểu đường tuýp 1 thì tuýp 2 có liên quan đến lịch sử gia đình cũng như lối sống sinh hoạt qua các thế hệ, và các nghiên cứu trên các cặp song sinh cũng chỉ ra rằng di truyền là nguy cơ quan trọng dẫn đến tiểu đường tuýp 2.

Tuy nhiên để kích hoạt bệnh tiểu đường tuýp 2 thì phần lớn do yếu tố môi trường chủ yếu là thói quen ăn uống sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Các thành viên thường có thói quen ăn uống và sinh hoạt giống nhau, vậy nên béo phì được hình thành từ thói quen của thế hệ trước đến thế hệ sau.

Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc tiểu đường tuýp 2, có thể khó xác định được bạn bị tiểu đường do lối sống hay di truyền hoặc có thể do cả hai. Tuy nhiên cũng không nên quá lo lắng, các nhà khoa học đã nghiên cứu có thể trì hoãn bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách giảm cân và có lối sống lành mạnh.

Bệnh tiểu đường tuýp 2

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 của con bạn có tính chất gia đình.

Ngoài những nguyên nhân có cơ sở về yếu tố di truyền, tính chất gia đình là một nguyên nhân lớn dẫn tới kích hoạt bệnh tiểu đường. Trẻ em học được những thói quen xấu như ăn đồ ăn nhanh, không tập thể dục thường xuyên. Cũng như người lớn, trẻ em cũng có thể trì hoãn bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách tập thể dục đều đặn, ăn uống lành mạnh và có một lối sống tích cực.

Vậy với câu hỏi bệnh tiểu đường có di truyền không, qua bài biết này có thể bạn đã có câu trả lời của mình. Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường thì cũng không nên quá lo lắng vì bệnh tiểu đường có thể cải thiện nếu phát hiện sớm và cần phòng tránh những yếu tố nguy cơ gây kích hoạt bệnh tiểu đường.

Xem thêm:Bênh tiểu đường và biến chứng tiểu đường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *