Các biến chứng cấp tính của đái tháo đường thường xảy ra nhanh chóng và nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó, chúng ta cần hiểu rõ các biến chứng cấp tính của đái tháo đường để có phương pháp điều trị y tế phù hợp.
Nguyên nhân gây nên đái tháo đường
Nguyên nhân gây nên đái tháo đường type 1
Đái tháo đường type 1 là tình trạng lượng đường tích lũy trong máu bị giảm. Do hệ miễn dịch của tuyến tụy phá hủy nhầm các tế bào beta dẫn đến bệnh nhân không còn hoặc còn rất ít insulin.
Các yếu tố dẫn đến đái tháo đường type 1 vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, các trường hợp mắc bệnh có thể do di truyền, các yếu tố môi trường hoặc phơi nhiễm với một số loại virus.
Nguyên nhân gây nên đái tháo đường type 2
Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường type 2 vẫn trong quá trình nghiên cứu, một số trường hợp ghi nhận bệnh do di truyền. Ngoài ra, tình trạng thừa cân béo phì cũng là một trong những yếu tố gây bệnh.
Một số yếu tố gây bệnh:
- Do di truyền.
- Xơ vữa động mạch do có tiểu sử bệnh tim.
- Tăng huyết áp.
- Ít hoạt động thể lực
- Thừa cân, béo phì.
- Từng bị tiểu đường thai kỳ.
3 biến chứng cấp tính của đái tháo đường
Hạ đường huyết – biến chứng cấp tính của đái tháo đường thường gặp nhất
Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính của đái tháo đường xảy ra khi lượng đường không đủ trong não và cơ thể. Đối với những người có lượng đường trong máu dưới 70 mg/dl được coi là hạ đường huyết.
Có 2 nguyên nhân chính gây hạ đường huyết. Thứ nhất là do dùng các thuốc giải phóng insulin hoặc insulin. Thứ 2 không do dùng thuốc nhưng do bệnh nhân bỏ bữa, uống nhiều rượu bia, ăn ít, tập luyện quá sức mà không nạp đủ năng lượng.
Các triệu chứng hạ đường huyết có thể kể đến:
- Cảm thấy đói.
- Lo lắng, bứt rứt, vã mồ hôi
- Run, hồi hộp, nhịp tim nhanh,
- Buồn nôn, nôn.
Khi lượng đường trong máu giảm xuống thấp, cơ thể có thể xuất hiện các triệu chứng rối loạn thần kinh như: nhức đầu, choáng váng, mờ mắt, buồn ngủ, khó nói, không có khả năng tập trung, lú lẫn, mất tri giác, co giật, hôn mê…
Nếu hạ đường huyết nặng và trong thời gian kéo dài có thể dẫn đến tổn thương não không hồi phục, có nguy cơ tử vong.
Nhiễm toan ceton – biến chứng cấp tính của đái tháo đường nguy hiểm nhất
Nhiễm toan ceton là biến chứng cấp tính của đái tháo đường nguy hiểm nhất, đe dọa tính mạng của người bệnh.
Khi thiếu hụt insulin, quá trình chuyển hóa acid béo trong cơ thể bị rối loạn, sản phẩm trung gian là ceton, khi đó nồng độ ceton tăng cao gây nhiễm toan ở máu.
Nhiễm toan ceton có thể xảy ra với bệnh nhân đái tháo đường type 1 trong các trường hợp: nhiễm trùng cấp tính (cúm, viêm phổi, viêm dạ dày ruột,..), và đặc biệt là ở những bệnh nhân điều trị không đủ insulin và không tuân thủ phác đồ điều trị.
Các triệu chứng điển hình của nhiễm toan ceton là :
- Đau bụng, buồn nôn, nôn.
- Khát nước và đi tiểu nhiều.
- Hơi thở có mùi trái cây.
- Dễ nhầm lẫn, cơ thể mệt mỏi.
- Thở sâu, bất tỉnh.
Nếu bệnh nhân có biến chứng cấp tính nhiễm toan ceton không được điều trị kịp thời, có thể tiến triển đến hôn mê trong vòng vài giờ.
Tăng áp lực thẩm thấu máu – biến chứng cấp tính phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường type 2
Tăng áp lực thẩm thấu máu hay còn gọi là hội chứng rối loạn đường huyết là một biến chứng cấp tính nặng của đái tháo đường, không có ceton trong máu và nước tiểu. Tăng áp lực thẩm thấu do lượng đường huyết tăng và áp lực thẩm thấu máu tăng cao (trên 320 mOsm/L) dẫn đến bệnh nhân cực kì khát và lú lẫn.
Tăng áp lực thẩm thấu máu là một vòng lặp lại của tình trạng lượng đường trong máu cao dẫn đến đi tiểu nhiều và mất nước nhiều. Bệnh nhân cảm thấy khát và uống nhiều nước, rồi lại đi tiểu nhiều, cứ như vậy thành vòng lặp lại.
Triệu chứng thường gặp của tăng áp lực thẩm thấu:
- Khô miệng, uống nhiều nước và đi tiểu nhiều.
- Cơ thể mệt mỏi, đầu óc lơ mơ.
- Cảm thấy đói, ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân.
- Mất thị lực.
- Hôn mê.
- Tăng lượng đường trong máu.
Biến chứng cấp tính này của đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến cả bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2, nhưng phổ biến hơn ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Đây là biến chứng cấp tính của đái tháo đường nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân. Người bệnh cần nhập viện để điều trị, thường là truyền dịch, insulin liều thấp, theo dõi và điều trị trong môi trường bệnh viện.
Để hạn chế những biến chứng cấp tính của đái tháo đường, bạn nên nắm rõ các dấu hiệu để có biện pháp trị bệnh ngay từ khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi tình trạng bệnh để điều chỉnh phác đồ phù hợp.
Truy cập để biết thêm nhiều thông tin về bệnh đái tháo đường hơn nhé!