2 nhóm biến chứng mạn tính của đái tháo đường gây nguy hiểm, người bệnh cần lưu ý

Đái tháo đường đang có xu hướng tăng rất nhanh ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Với những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay nặng nề nhất có thể dẫn đến tử vong. Biến chứng đái tháo đường chia làm 2 loại cấp tính và mạn tính, trong đó biến chứng mạn tính của đái tháo đường dường như đã là tất yếu đối với căn bệnh nguy hiểm này.

Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh đái tháo đường như:

  • Tiền sử gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh đái tháo đường.
  • Ăn nhiều, ít vận động thể lực.
  • Béo phì, stress chuyển hóa.
  • Các tế bào tụy bị thoái hóa/ suy yếu dần dần.
  • Nhiễm virus.
Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường
Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường

Triệu chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường

Các triệu chứng của đái tháo đường thường diễn biến âm thầm hoặc rất nhẹ. Khi phát hiện thì bệnh đã tiến triển nặng hoặc có nhiều biến chứng. Tuy nhiên, vẫn có thể nhận biết đái tháo đường thông qua các triệu chứng điển hình sau:

  • Thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều lần.
  • Hay cảm thấy đói và mệt mỏi hơn so với bình thường.
  • Mặc dù người bệnh ăn nhiều hơn, uống nước liên tục nhưng vẫn bị sút cân nhanh và gầy đi rất nhanh.
  • Rối loạn thị giác, tầm nhìn giảm sút.
  • Biểu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu- sinh dục như: viêm âm hộ, âm đạo, viêm niệu đạo, vết thương lâu lành,..
Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường giai đoạn đầu
Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường giai đoạn đầu

Biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường

Biến chứng cấp tính của đái tháo đường là những biến chứng nguy hiểm, khởi phát một cách nhanh chóng và đột ngột gây nguy hiểm cho người bệnh.

Hạ đường huyết

Hiện tượng này diễn ra khi người bệnh sử dụng thuốc hạ đường huyết trong điều trị, nhịn ăn, tập luyện quá mức. Biểu hiện cụ thể như: mệt lả, chóng mặt, da xanh tái, đau ngực, đói cồn cào, thậm chí rối loạn nhân cách,..

Hôn mê

Bệnh nhân bị đái tháo đường rất hay bị hôn mê do nhiễm toan ceton (thường gặp hơn ở người mắc đái tháo đường typ 1), mất nước ở các tế bào thần kinh ở não.

Một vài biểu hiện dễ nhận thấy như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, hơi thở có mùi táo chín; ý thức thì lơ mơ, u ám, hôn mê; mất cảm giác – vận động, mất phản xạ gân xương, vật vã, co giật.

Biến chứng mạn tính của đái tháo đường

Biến chứng mạn tính của đái tháo đường thường sẽ xuất hiện muộn hơn khi mà lượng đường huyết đã tăng cao đến một mức độ nhất định. Có hai loại biến chứng mạn tính của đái tháo đường đó là biến chứng mạch máu lớn và biến chứng mạch máu nhỏ.

Các biến chứng mạn tính của đái tháo đường
Các biến chứng mạn tính của đái tháo đường

Biến chứng mạch máu lớn

Các biến chứng mạch máu lớn thường là nguyên nhân gây tử vong chính, thường gặp hơn ở đái tháo đường typ 2. Các biểu hiện của biến chứng mạch máu lớn thường gặp như:

  • Bệnh mạch vành: xơ vữa động mạch xuất hiện sớm, tiến triển nhanh và trầm trọng ở bệnh nhân đái tháo đường. Bệnh dẫn đến sự thiếu máu cơ tim cục bộ, nhồi máu cơ tim, suy tim hoặc thậm chí chết đột tử.
  • Tăng huyết áp: Huyết áp cao trong đái tháo đường góp phần làm tăng các biến chứng tim mạch (như là bệnh mạch vành, đột quỵ,..) đồng thời đẩy nhanh quá trình tạo các biến chứng mạch máu nhỏ (như bệnh lý về thận, võng mạc,..)
  • Rối loạn chuyển hóa lipid máu: rất thường gặp ở bệnh nhân bị đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường typ 2, góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và các biến chứng của mạch máu lớn khác.

Biến chứng mạch máu nhỏ

Tổn thương chủ yếu ở các mao mạch và các tiểu động mạch. Những mạch nhỏ này bị lắng đọng dần dần gây hẹp và tắc mạch máu. Hay gặp ở một số cơ quan như sau:

  • Bệnh võng mạc: các mạch máu nhỏ bị tổn thương do tiếp xúc đường máu cao và áp lực thành mạch lớn, từ đó gây ra bệnh võng mạc đái tháo đường và đục thủy tinh thể. Đây cũng chính là nguyên nhân gây giảm thị lực và mù lòa đối với bệnh nhân đái tháo đường.
  • Bệnh lý thận: chủ yếu là do tắc mạch thận dẫn đến thiếu máu đến thận. Từ đó gây xơ tiểu cầu thận, giảm mức lọc cầu thận và cuối cùng là suy thận.
  • Bệnh lý về thần kinh: Thường do tắc nghẽn các vi mạch cung cấp máu cho hệ thần kinh, gây ra các tổn thương thần kinh ngoại biên và rối loạn thần kinh thực vật dẫn đến hạ huyết áp tư thế đứng, nhịp tim nhanh ngay cả lúc nghỉ. Một số rối loạn về dây thần kinh tự động cũng gây nên rối loạn hoạt động của hệ tuần hoàn và hô hấp.
Biến chứng mạn tính của đái tháo đường ảnh hưởng lên hệ thần kinh
Biến chứng mạn tính của đái tháo đường ảnh hưởng lên hệ thần kinh

Cách phòng ngừa các biến chứng mạn tính của đái tháo đường hiệu quả

Ở bệnh nhân đái tháo đường thì đảm bảo những yêu cầu về chế độ chăm sóc sức khỏe là rất quan trọng.

Tùy vào năng lượng cần được điều chỉnh để đạt và duy trì được cân nặng yêu cầu. Đối với bệnh nhân đái tháo đường typ 1 phải có chế độ ăn đủ calo để duy trì cân nặng hợp lý và phù hợp, bệnh nhân đái tháo đường typ 2 cần theo chế độ ăn giảm cân.

Bệnh nhân nên dùng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và hạn chế các loại thực phẩm khó hấp thu như bánh kẹo ngọt, bia, trứng,..

Chế độ ăn lành mạnh cho người mắc bệnh đái tháo đường
Chế độ ăn lành mạnh cho người mắc bệnh đái tháo đường

Ngoài việc ăn uống thì việc luyện tập vận động thể lực cũng rất quan trọng và cần thiết với bệnh nhân bị đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường typ 2, sẽ giúp giảm cân, cải thiện tình trạng bệnh.

Không những thế, bệnh nhân còn cần kiểm soát đường huyết thường xuyên để căn chỉnh liều thuốc phù hợp, khám định kỳ để có những hướng dẫn kịp thời.

Qua bài này chúng ta cũng có thể thấy biến chứng mạn tính của đái tháo đường rất nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt cho bản thân và gia đình nhé.

Truy cập để biết thêm nhiều thông tin về bệnh đái tháo đường hơn nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *