BIẾN CHỨNG MẮT Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Trong quá trình phát triển bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều bệnh về mắt. Một trong số chúng có thể kể đến như bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể, glaucom… Biến chứng tiểu đường có thể làm người bệnh đối diện với nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn. Hãy cùng Dkbetics tìm hiểu CÁC BIẾN CHỨNG TẠI MẮT BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG CÓ THỂ GẶP PHẢI LÀ GÌ?

BỆNH VÕNG MẠC do tiểu đường
Võng mạc là lớp trong cùng của mắt chứa các sợi thần kinh nhạy cảm với ánh sáng. Chúng có chức năng giống như cuộn phim trong máy ảnh. Khi ánh sáng từ bên ngoài đi vào sẽ được tập trung trên võng mạc, hệ thống dây thần kinh tại đây sẽ tiếp nhận những hình ảnh này và truyền vào hệ thống não bộ. Từ đó giúp ta có thể nhìn thấy sự vật.
Nhưng khi đường huyết tăng cao làm tổn thương lớp võng mạc là một trong những biến chứng về mắt thường gặp do tiểu đường. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà bệnh võng mạc do tiểu đường được chia thành hai giai đoạn: bệnh võng mạc không tăng sinh (chưa xuất hiện các mạch máu mới) và bệnh võng mạc tăng sinh (đã xuất hiện các mao mạch mới).

1

Bệnh võng mạc

BIẾN CHỨNG ĐỤC THỦY TINH THỂ do tiểu đường
Khoảng 60% bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị đục thủy tinh thể và tỉ lệ này càng phổ biến hơn ở người bệnh tiểu đường type 1.
Đục thủy tinh thể là hiện tượng thể thủy tinh của bạn bị mờ đục, ngăn ngừa đường dẫn truyền của tia sáng đến võng mạc. Ban đầu đục thủy tinh thể chỉ làm cho tầm nhìn của bạn bị suy yếu đi nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa.
Đục thủy tinh thể nếu được phát hiện sớm, chưa làm ảnh hưởng nhiều đến thị lực bạn có thể chỉ cần kiếm soát tốt đường huyết.
Nếu thị lực đã bị giảm sút nghiêm trọng bác sỹ có thể chỉ định mổ thay thủy tinh thể nhân tạo. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số nhược điểm như thị lực không được khôi phục hoàn toàn, thủy tinh thể bị tái đục trở lại.

2

Đục thuỷ tinh thể

TĂNG NHÃN ÁP (Glaucom) do tiểu đường
Tăng nhãn áp xảy ra khi áp lực một hoặc cả hai mắt tăng lên do các mạch máu bị xuất huyết làm thoát dịch ra bên ngoài trong bệnh tiểu đường.
Sự gia tăng áp lực này làm tổn hại đến các dây thần kinh và hệ thống vi mạch nuôi dưỡng mắt làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh.
Có nhiều loại tăng nhãn áp khác nhau nhưng thông thường nhất là tăng nhãn áp góc mở (hoặc glaucom góc mở). Bệnh thường tiến triển dần dần ít gây ra triệu chứng hoặc đôi khi bạn có thể gặp phải vài dấu hiệu như thị lực giảm, đau đầu, nhức mỏi mắt…
Tăng nhãn áp khó được điều trị dứt điểm nhưng trong bệnh tiểu đường bạn nó hoàn toàn có thể được kiểm soát bằng thuốc, laser hoặc phẫu thuật.

3
Tăng nhãn áp

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *