Khi bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2, lượng đường trong máu tăng đột biến gây nguy hiểm, lúc này bạn cần hạ đường huyết ngay lập tức để tránh gặp các biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng. Một số triệu chứng tăng đường huyết chính bao gồm: khát nước, đi tiểu thường xuyên, buồn nôn và chúng đều đáng lo ngại. Bài viết này sẽ giúp bạn hạ đường huyết bằng những cách đơn giản và nhanh chóng.
Tiêm insulin
Phương pháp nhanh nhất và được ưu tiên giúp hạ đường huyết là dùng insulin tác dụng nhanh. Nếu bạn mắc tiểu đường tuýp 1 bạn có thể điều chỉnh liều lượng tùy thuộc vào máy bơm insulin của mình. Insulin tác dụng chậm không làm hạ đường huyết một cách nhanh chóng (phải mất vài giờ để giảm), vậy nên đây không phải là phương pháp điều trị thích hợp khi bạn cần giảm đường huyết gấp.
Sau khi tiêm xong, hãy kiểm tra lại đường huyết của bạn sau 15-30 phút để xem liệu chúng có giảm xuống không và tốc độ giảm như thế nào. Đôi khi, lượng đường trong máu sẽ xuống quá thấp khiến bạn bị hạ đường huyết dưới ngưỡng quy định.
Uống liều thuốc bị quên
Nhiều người mắc bệnh tiểu đường dùng thuốc theo toa hoặc dùng cùng với insulin. Những loại thuốc này giúp giữ lượng đường trong máu của bạn ở mức bình thường. Thiếu một liều thuốc này có thể làm cho đường huyết của bạn tăng cao, nếu bạn ngạc nhiên về kết quả đo đường huyết cao, bạn nên kiểm tra để đảm bảo rằng bạn đã dùng đúng liều. Nếu bạn đã bỏ quên liều gần nhất thì nên uống ngay liều đó nhằm ổn định đường huyết.
Bạn nên giữ thuốc trong từng túi nhằm giúp phân loại thuốc hằng ngày, điều này sẽ trở nên đơn giản và dễ nhớ hơn. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc trị tiểu đường chỉ có tác dụng nếu dùng trước khi ăn vì nó không làm hạ đường huyết sâu nếu mức đường huyết quá cao. Chúng bao gồm metformin và các chất ức chế alpha-glucosidase như acarbose và miglitol.
Các loại thuốc trị tiểu đường có thể làm hạ đường huyết của bạn một cách nhanh chóng bao gồm:
- Meglitinides: Starlix (nateglinide) và Prandin (repaglinide).
- Sulfonylureas: Diabinese (chlorpropamide), Amaryl (glimepiride), Glucotrol (glipizide), Micronase/Glynase (glyburide).
Tập thể dục
Hoạt động thể chất là cách nhanh nhất để hạ đường huyết mà không cần dùng thuốc. Tập thể dục làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp cơ thể bạn chuyển đổi glucose thành năng lượng, trong quá trình co cơ các tế bào lấy glucose từ máu và sử dụng nó làm năng lượng. Điều này làm giảm lượng đường trong máu của bạn trong 24 giờ hoặc hơn sau khi bạn tập thể dục.
Mỗi người sẽ có cường độ tập thể dục mà mức tiêu hao năng lượng là khác nhau, vì vậy không có công thức hoàn hảo nào về mức độ tập thể dục để giảm đường huyết chung. Tuy nhiên thời gian hoạt động thể chất dài hơn sẽ làm giảm lượng đường trong máu của bạn nhiều hơn so với thời gian hoạt động ngắn. Bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên trước và sau khi tập luyện.
Uống nước
Khi bạn bị tăng đường huyết nghiêm trọng, nước và các chất lỏng không đường khác có thể giúp thận thải lượng đường dư thừa qua nước tiểu. Mặc dù không nhanh bằng insulin tác dụng nhanh hoặc tập thể dục nhưng nó có thể giúp bạn giữ được mức đường huyết an toàn.
Hầu hết mọi người cần khoảng 4 đến 6 cốc nước mỗi ngày, nếu bạn tập thể dục thường xuyên hoặc có xu hướng đổ mồ hôi nhiều, bạn có thể cần nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu đang dùng thuốc có tác dụng phụ gây ứ nước bạn có thể dùng ít nước hơn. Nếu cần bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ về lượng nước cần sử dụng trong ngày.
Ăn đúng cách
Không có loại thực phẩm nào bạn ăn vào có thể hạ đường huyết ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện khả năng quản lý glucose của cơ thể theo thời gian bằng cách ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như:
- Bánh mì nguyên hạt.
- Bột yến mạch.
- Các loại đậu.
- Hầu hết các loại hạt.
- Các loại trái cây.
- Khoai lang và khoai mỡ.
- Cá như cá hồi và cá.
Bất kỳ mức đường huyết nào trên phạm vi giới hạn của bạn đều sẽ là quá cao. Khi mức đường huyết quá cao có thể dẫn đến tử vong và cần được điều trị y tế khẩn cấp. Bạn có thể hạ đường huyết nhanh chóng bằng insulin tác dụng nhanh, uống liều thuốc đã quên và tập thể dục thường xuyên. Hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế để được kiểm tra nếu tăng đường huyết hoặc có các dấu hiệu bất thường.
Xem thêm: Tác dụng dây thìa canh trong điều trị bệnh tiểu đường (dkbetics.com)