Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nghiêm trọng, nếu không kiểm soát kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tuân theo kế hoạch điều trị tiểu đường nghiêm ngặt dẫn tới các biến chứng vẫn xảy ra. Lúc này cần có các phương pháp nhằm giảm biến chứng tiểu đường hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp đóng vai trò tích cực trong việc chăm sóc bệnh tiểu đường.
Dừng hút thuốc giúp giảm biến chứng tiểu đường
Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và nguy cơ mắc các biến chứng khác nhau của bệnh tiểu đường, bao gồm:
- Giảm lưu lượng máu ở chân và bàn chân, có thể dẫn đến nhiễm trùng,vết loét không lành lâu ngày phải cắt cụt chân.
- Bệnh tim.
- Đột quỵ.
- Bệnh về mắt có thể dẫn đến mù lòa.
- Tổn thương thần kinh.
- Bệnh thận.
- Tử vong sớm.
Giữ huyết áp và cholesterol trong tầm kiểm soát
Giống như bệnh tiểu đường, huyết áp cao ảnh hưởng đến mạch máu của bạn. Cholesterol cao cũng là một mối lo ngại vì tổn thương gây ra thường nặng hơn và nhanh hơn khi bạn mắc bệnh tiểu đường. Khi những tình trang này kết hợp với nhau, hậu quả có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ hoặc các tình trạng đe dọa tính mạng khác.
Chế độ ăn uống lành mạnh, giảm chất béo, ít muối và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát huyết áp và cholesterol.
Lên lịch khám sức khỏe và mắt định kỳ
Lên kế hoạch kiểm tra bệnh tiểu đường từ hai đến bốn lần mỗi năm, bên cạnh việc khám mắt định kỳ và thể chất hằng năm. Trong quá trình khám bác sĩ sẽ hỏi bạn về mức độ dinh dưỡng và hoạt động của bạn cũng như tìm kiếm bất kỳ biến chứng nào liên quan đến các biến chứng bệnh tiểu đường. Đây là quá trình sàng lọc nhằm kiểm soát giảm biến chứng tiểu đường.
Luôn tiêm vắc xin đúng kế hoạch
Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng, tiêm vắc xin định kỳ là một biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa chúng. Một số loại vắc xin bạn có thể cân nhắc như:
- Vắc xin cúm: Do thể trạng bệnh có khả năng bị nhiễm trùng cao nên việc tiêm vắc xin cúm hàng năm có thể giúp bạn khỏe mạnh trong mùa cúm cũng như giảm biến chứng tiểu đường nghiêm trọng do cúm.
- Vắc xin viêm phổi: Nếu bạn bị biến chứng tiểu đường hoặc từ 65 tuổi trở lên, bạn nên tiêm nhắc lại.
- Vắc xin viêm gan B: được khuyến nghị cho người lớn mắc bệnh tiểu đường chưa từng tiêm vắc xin.
- Vắc xin uốn ván: nên hỏi bác sĩ hoặc đến trung tâm tiêm chủng xem liệu bạn có nên tiêm mũi uốn ván tiếp theo không.
Chăm sóc răng miệng
Tình trạng nhiễm trùng nướu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường, đánh răng ít nhất hai lần một ngày bằng kem đánh răng có flo, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần và lên lịch khám răng ít nhất hai lần một năm.
Chú ý đến bàn chân
Khi bị bệnh tiểu đường các mạch máu và hệ thống thần kinh rất dễ bị tổn thương nhất là ở bàn chân của bạn, các tình trạng như đau, ngứa ran hoặc mất cảm giác ở bàn chân có thể diễn ra. Để ngăn ngừa các vấn đề về chân bạn nên:
- Rửa chân hằng ngày bằng nước ấm.
- Lau khô bàn chân nhẹ nhàng, đặc biệt là giữa các ngón chân.
- Giữ ẩm cho bàn chân và mắt cá chân của bạn bằng kem dưỡng da hoặc dầu bôi trơn.
- Không bôi dầu hoặc kem vào giữa các ngón chân, độ ẩm tăng thêm có thể dẫn đến nhiễm trùng.
- Kiểm tra chân hằng ngày xem có vết chai, mụn nước, vết loét, mẩn đỏ hoặc sưng tấy không.
- Không đi chân trần trong nhà hoặc ngoài trời.
Tránh tình trạng căng thẳng
Sức khỏe tinh thần là một phần thiết yếu giúp giảm biến chứng tiểu đường. Bạn rất dễ bỏ bê thói quen chăm sóc bệnh tiểu đường nếu bị căng thẳng, để quản lý tình trạng này bạn nên tìm hiểu các kỹ thuật thư giãn, ngủ nhiều và trên hết hãy luôn lạc quan.
Trên đây là một số phương pháp giảm biến chứng tiểu đường giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường một cách nhẹ nhàng hơn. Điều quan trọng là bạn vẫn luôn tuân thủ kiểm soát tốt mức đường huyết, thực hiện chế độ ăn lành mạnh và một lối sống khoa học, đồng thời kết hợp uống thuốc theo đơn nếu cần thiết.
Xem thêm: Biến chứng tiểu đường có chữa được không? (dkbetics.com)