Điều trị cúm cho người tiểu đường đang là vấn đề được quan tâm của hầu hết bệnh nhân tiểu đường. Giám đốc y tế của Quỹ truyền nhiễm quốc gia (NFID) và giáo sư cho biết:” Những người mắc bệnh tiểu đường gặp khó khăn trong việc chống lại tất cả các loại bệnh truyền nhiễm”. Mùa cúm 2023–2024 có thể bắt đầu sớm hơn và nghiêm trọng hơn những năm trước. Do đó, các quan chức y tế công cộng và các bác sĩ đều đang kêu gọi những người có bệnh lý tiềm ẩn như tiểu đường, những người có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng hơn, hãy tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị cúm cho người tiểu đường.
Cúm ảnh hưởng thế nào đến người tiểu đường?
Vi rút cúm lây nhiễm vào các tế bào phía sau mũi và cổ họng, gây nghẹt mũi hoặc đau họng. Tình trạng viêm họng tạo cơ hội cho vi khuẩn lây nhiễm vào phổi gây nên viêm phổi, điều này có thể gây khó thở, ho và đau ngực, nếu không được điều trị nó có thể trở nên nguy hiểm.
Một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng như viêm phổi có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát đường huyết, điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toan đái tháo đường – một tình trạng nguy hiểm khi máu chứa hàm lượng ceton cao.
Cách phòng tránh cúm và những biến chứng của cúm
Các chuyên gia cho biết tiêm vắc-xin cúm hằng năm là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm và các biến chứng của nó.
Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 7 năm 2021 trên tạp chí bệnh truyền nhiễm lâm sàng ở 1.670 người mắc bệnh tiểu đường, việc tiêm vacxin giúp giảm 46% tỷ lệ nhập viện vì cúm so với việc không tiêm vắc xin cúm. Trong một nghiên cứu riêng biệt được công bố vào năm 2021 trên tạp chí vaccine, trong số những người đến bệnh viện vì cúm, những người được tiêm phòng có nguy cơ phải nhập viện chăm sóc đặc biệt thấp hơn 26% và nguy cơ tử vong sớm thấp hơn 31% so với những người khác. Chuyên gia khuyến nghị những người từ 65 tuổi trở lên bao gồm cả những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên tiêm vắc xin cúm.
Những lời khuyên để điều trị cúm cho người tiểu đường
Các bước dưới đây áp dụng cho bất kỳ ai muốn ngăn ngừa bệnh cúm và các biến chứng như viêm phổi đặc biệt quan trọng đối với điều trị cúm cho người tiểu đường:
- Tiêm vắc xin cúm hàng năm.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ xem bạn có đủ điều kiện tiêm vắc xin ngừa phế cầu khuẩn để bảo vệ chống lại vi khuẩn gây viêm phổi hay không.
- Tránh xa các nguồn có nguy cơ lây cúm.
- Rửa tay thường xuyên.
- Vi-rút cúm có thể sống trên các từ 24 đến 48 giờ, vì vậy hãy rửa các bề mặt đó bằng xà phòng hoặc chất khử trùng khác.
- Đeo khẩu trang khi đến các sự kiện trong nhà trong mùa cúm.
- Theo dõi tình hình lây lan bệnh cúm trong cộng đồng của bạn và cân nhắc việc ở nhà nếu số ca mắc cúm cao.
Phải làm gì để điều trị cúm cho người tiểu đường
Ngay cả khi thực hiện các biện pháp phòng ngày, kể cả tiêm phòng mà bạn vẫn bị cúm bạn nên thực hiện theo các mẹo sau đây:
Mẹo để điều trị cúm cho người tiểu đường
- Giữ nước bằng cách uống nhiều chất lỏng không đường như nước.
- Nếu bạn dùng insulin, bạn có thể cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn.
- Hãy lưu ý đến đợt hạ đường huyết nghiêm trọng nếu bạn dùng insulin và không ăn uống thường xuyên.
- Nếu bạn sử dụng siro ho hãy chọn loại không đường.
Các triệu chứng của bệnh cúm thường đạt đỉnh điểm vào khoảng ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 nhưng sẽ cải thiện từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7. Nếu bạn có những triệu chứng hoặc dấu hiệu bất kỳ nào khác dưới đây bạn nên tìm đến bác sĩ để được trợ giúp:
- Ngất xỉu hoặc bất tỉnh.
- Đau ngực dữ dội.
- Khó thở.
- Sốt dai dẳng, ngày càng tăng.
- Ho trở nên nặng hơn sau 5 đến 7 ngày.
Nếu bạn có các triệu chứng cúm, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Có những loại thuốc kháng vi rút có thể điều trị bệnh cúm và có thể ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của cúm. Chuyên gia khuyến nghị nên điều trị cúm kịp thời cho những người bị nhiễm cúm hoặc nghi ngờ nhiễm cúm, những người có nguy cơ cao bị biến chứng cúm nghiêm trọng, đặc biệt là bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Xem thêm: [Hỏi – đáp]Bệnh nhân đái tháo đường trong mùa dịch COVID- 19 cần lưu ý gì? (dkbetics.com)