Dây thìa canh hiện nay được biết đến là một thảo dược chữa tiểu đường hiệu quả. Vậy cơ chế tác động của dây thìa canh đối với người tiểu đường là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua các công trình nghiên cứu khoa học từ các nhà khoa học thuộc trường Đại học Dược Hà Nội
1) Dây thìa canh tăng cường chức năng tuyến tụy, phục hồi và tái sinh tế bào β tuyến tụy, tăng tiết insulin làm giảm lượng đường trong máu
+ Chế độ ăn có chứa bột lá Dây thìa canh với liều 500mg/chuột/ngày trong 10 ngày có tác dụng bảo vệ đáng kể đối với chuột gây ĐTĐ, đưa mức đường huyết trở về mức bình thường sau 4 ngày so với 10 ngày ở lô chuột không được dùng Dây thìa canh. Tuy nhiên ở lô chuột bình thường được cho ăn bột lá trong 25 ngày thì mức hạ đường huyết không có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ, dây thìa canh chỉ có tác dụng hạ đường huyết đối với bệnh nhân đái tháo đường mà không gây hạ đường huyết với người bình thường.
+ Dịch chiết lá Dây thìa canh với liều 20mg/ngày trong 20 -60 ngày làm cân bằng mức đường huyết ở chuột cống được gây ĐTĐ so phục hồi tế bào β đảo tụy. Dịch chiết làm tăng gấp đôi số lượng đảo tụy và tế bào β. Điều này chứng tỏ, Dây thìa canh có tác dụng làm tăng số lượng đảo tụy và tế bào β ở bệnh nhân đái tháo đường ở type 1 và typ 2.
+ Mô hình thực nghiệm của Ahmed và các đồng nghiệp năm 2010 đã chỉ ra tác dụng của acid gymnemic trong Dây thìa canh làm tăng đáng kể trọng lượng của cơ thể, gan, tuyến tụy và dự trữ glycogen tại gan ở chuột bị mắc tiểu đường. Các acid gymnemic là tăng sự tái sinh của tế bào β ở chuột, làm tăng sản sinh ra insulin cho cơ thể.
2) Dây thìa canh ức chế hấp thu đường glucose ở ruột giúp giảm lượng đường vào máu sau khi ăn
Shimizu và đồng nghiệp thí nghiệm trên chuột với dịch chiết acid gymnemic từ Dây thìa canh có tác dụng ức chế sự co cơ vòng ruột của chuột gây ra bởi nồng độ K+ cao, ức chế hấp thu glucose tại ruột.
3) Dây thìa canh tăng hoạt tính của men sử dụng đường ở các mô, cơ giúp chuyển hóa đường thành năng lượng, giải phóng đường khỏi cơ thể.
Nghiên cứu của Shanmugasundaram và đồng nghiệp tại Ấn Độ chỉ ra dịch chiết Dây thìa canh có tác dụng làm tăng hoạt tính của các men phân giải đường tại các tế bào trong cơ thể.
4) Dây thìa canh tăng đào thải Cholesterol, giảm lipid máu, giảm triglyceride.
+ Acid gymnemic có tác động lên chuyển hóa lipid, làm giảm có ý nghĩa các chất béo tiêu hóa được, làm tăng bài tiết các Sterol trung tính và Sterol acid qua phân, ngoài ra còn làm giảm tổng lượng Cholesterol toàn phần và mức Triglycerid trong huyết tương.
+ Nghiên cứu trên dịch chiết acid gymnemic trên mô hình chuột nhiều bệnh chứng điển hình với thừa trọng lượng, tăng lipid máu, tăng đường huyết. Kết quả cho thấy ở lô sử dụng dịch chiết: lượng thức ăn và lượng nước đưa vào giảm 1/3-2/3 trong khi trọng lượng cơ thể giảm 57,2 ± 6,4 tới 75,5 ± 6,3 g. Tổng lượng cholesterol giảm 1/3, LDL, VLDL cholesterol giảm ½, tỷ lệ HDL cholesterol so với cholesterol toàn phần cũng tăng lên, Triglycerid huyết tương giảm ¼ so với lô chứng.