Cúm ảnh hưởng như thế nào đến người tiểu đường

Cúm ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường khi bị cúm sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát đường huyết. Cúm là một bệnh nhiễm virus dễ lây nhiễm bởi dịch tiết từ những người mang bệnh ở gần ho hoặc hắt hơi. Một biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm là viêm phổi và những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc biến chứng này cao hơn những người không mắc bệnh tiểu đường. Cúm và các bệnh truyền nhiễm do virus khác có thể dẫn đến đường huyết cao hơn và làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng trong thời gian ngắn, đặc biệt là nhiễm toan ceton và tăng đường huyết thẩm thấu (HHS).

Ảnh hưởng của cúm đến bệnh nhân tiểu đường

Triệu chứng và biến chứng của cúm 

Triệu chứng của cúm 

Các triệu chứng của cúm

Các triệu chứng của bệnh cúm có thể xảy ra nhanh chóng và bao gồm:

  • Đau nhức dữ dội ở các khớp.
  • Đau nhức cơ.
  • Đau nhức quanh mắt.
  • Sốt.
  • Da đỏ bừng.
  • Đau đầu.
  • Ho khan.
  • Đau họng và chảy nước mũi.

Biến chứng của cúm 

Cúm có thể dẫn đến nhiễm trùng và  phát triển thành viêm phổi. Các biến chứng hiếm gặp hơn bao gồm viêm amidan, viêm màng não và viêm não, mỗi năm cúm gây ra khoảng 600 ca tử vong, trong thời kỳ dịch bệnh con số này có thể cao hơn.

Thuốc trị cúm và bệnh tiểu đường 

Một số loại thuốc điều trị cúm không phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường. Ví dụ, một số loại thuốc trị cúm là thuốc chống viêm không steroid, chẳng hạn như ibuprofen, thường không được khuyên dùng cho những người mắc bệnh tiểu đường vì chúng có thể tăng nhẹ nguy cơ mắc các vấn đề về tim và đột quỵ.

Một số thuốc có thể chứa hàm lượng đường tương đối cao, mức độ đường có thể gây ra một số khó khăn nhất định trong việc quản lý đường huyết. Vậy nên, trước khi lựa chọn thuốc điều trị cúm bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn.

Cúm ảnh hưởng đến đường huyết như thế nào?

Cúm thường gây ra sự tăng đường huyết mặc dù những người dùng thuốc hạ đường huyết có thể có nguy cơ bị tụt đường huyết nếu bổ sung không đủ carbohydrate trong khi bị bệnh. Nếu bạn bị cúm, điều quan trọng là phải kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn bình thường.

Tần suất xét nghiệm đường huyết phụ thuộc vào hoàn cảnh và loại thuốc đang dùng, khi đang dùng thuốc hạ đường huyết bạn nên kiểm tra vài giờ một lần để theo dõi xem lượng đường huyết đang quá cao hay quá thấp. Nếu bạn không dùng bất cứ loại thuốc hạ đường huyết nào, xét nghiệm đường huyết sẽ đảm bảo lượng đường không tăng quá cao.

Bệnh tiểu đường, ceton và cúm 

Nếu bạn đang dùng insulin, bạn nên kiểm tra ceton khi  lượng đường trong máu tăng lên đến 15 mmol/L. Nếu lượng ceton tăng quá cao, bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng hôn mê do tiểu đường và điều này có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Ceton nên được kiểm tra thường xuyên hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Bạn nên ăn gì khi bị cúm?

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường không cảm thấy đói hoặc khát khi bị cúm. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện một chế độ ăn lành mạnh và uống nước thường xuyên giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Tốt nhất bạn không nên thay đổi bữa ăn thông thường quá nhiều, trong trường hợp không thể ăn bạn có thể thay đổi bằng đồ uống có carbohydrate để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh cho bệnh nhân đái tháo đường
Xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh cho bệnh nhân đái tháo đường

Bệnh tiểu đường là một loại bệnh mãn tính và có nhiều biến chứng nguy hiểm đi kèm nếu đường huyết không được kiểm soát. Khi bị cúm đường huyết có thể tăng lên do cơ thể sản sinh các hormon nhằm chống lại nhiễm trùng, vậy nên đối với người bệnh tiểu đường cần theo dõi chặt chẽ và thường xuyên mức đường huyết nhằm xử lý kịp thời các biến chứng có thể xảy ra. Bên cạnh đó việc dùng thuốc trị cúm cũng cần được lưu ý, một số thuốc trị cúm có nguy cơ tăng đường huyết và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Vậy nên khi bị cúm bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về những dấu hiệu bệnh cũng như thuốc phù hợp để điều trị bệnh.

Xem thêm PHÒNG BIẾN CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP? (dkbetics.com)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *