Đái tháo đường tuy không phải là một căn bệnh lây nhiễm nhưng lại được xếp vào nhóm bệnh mạn tính có nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Vậy nhóm đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường? Và có cách nào để giảm thiểu nguy cơ đó hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Thế nào được coi là mắc bệnh đái tháo đường?
Đái tháo đường là một loại bệnh mạn tính do các rối loạn chuyển hóa dẫn đến suy giảm bài tiết insulin. Biểu hiện đặc trưng chính là việc tăng đường huyết hay tăng glucose trong máu.
Theo công bố của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, để chẩn đoán một bệnh nhân có mắc bệnh đái tháo đường hay không cần xét nghiệm 1 trong 4 chỉ số sau:
- Nồng độ glucose trong huyết tương lúc đói.
- Nồng độ glucose trong huyết tương tại thời điểm bất kì.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose theo đường uống.
- Chỉ số HbA1c.
Kết quả đánh giá cụ thể của từng chỉ số, hãy tra tại bảng dưới đây.
5 nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường
Ở Việt Nam hiện nay, việc mắc bệnh đái tháo đường đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa, bất kể độ tuổi nào từ trẻ sơ sinh đến người già.
Vậy những nhóm đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường?
Mắc bệnh đái tháo đường do di truyền
Theo công bố của các tổ chức nghiên cứu về bệnh đái tháo đường đều cho thấy đây là một căn bệnh có khả năng di truyền. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở trẻ còn biến động theo tùy trường hợp bệnh của bố mẹ, như:
- Bố hoặc mẹ hoặc cả hai cùng mắc bệnh đái tháo đường.
- Bố mẹ mắc bệnh đái tháo đường thuộc nhóm nào: type 1, type 2…?
- Độ tuổi bố mẹ phát hiện ra mắc bệnh đái tháo đường.
- Bố mẹ có mắc các hội chứng tự miễn hay không?
Tỷ lệ cụ thể được dự đoán trong từng trường hợp bạn có thể xem thêm tại đây!
Chế độ sinh hoạt chưa khoa học
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc mắc bệnh đái tháo đường chính là lối sống, chế độ sinh hoạt của mỗi người chúng ta chưa được khoa học.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Mức sống trong xã hội hiện nay ngày càng được nâng cao hơn nên mọi người cũng chú trọng vào việc được ăn ngon thay vì ăn no hơn. Tuy nhiên, có một vài món ăn tuy ngon nhưng lại chưa giúp chúng ta khỏe mạnh.
Những món ăn cung cấp quá nhiều đường như kẹo, bánh quy… hay những loại thịt cung cấp nhiều chất béo bão hòa như thịt bò, nội tạng động vật,… đều có khả năng làm tăng lượng đường trong máu, thừa chất và gây ra bệnh đái tháo đường.
Ít vận động, tập thể dục, chơi thể thao
Cùng với sự phát triển về mức sống đó chính là sự phát triển về mặt công nghệ thông tin. Mọi người dần bị lệ thuộc vào các trò chơi, chương trình giải trí trên thiết bị điện tử mà quên mất việc vận động, tập thể dục hàng ngày.
Chính vì sự ít vận động nên việc chuyển hóa các chất trong cơ thể cũng bị chậm lại. Lượng đường trong máu của cơ thể ít được giải phóng tạo năng lượng, tích tụ lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Nghiện rượu bia, thuốc lá
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng người sử dụng rượu bia và thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn. Bởi lẽ, nghiện rượu bia và thuốc lá gây tổn thương các tế bào trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
Uống nhiều rượu bia có thể ảnh hưởng đến tuyến tụy và dẫn đến giảm bài tiết insulin. Tương tự, tác hại của thuốc lá là khiến cho cơ thể kháng insulin và gây rối loạn dung nạp glucose.
Người thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì và việc kháng insulin là một mối quan hệ mật thiết. Với những người thừa cân, béo phì thì khả năng tổng hợp insulin ở tuyến tụy suy giảm rất nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc chuyển hóa glucose trong máu cũng giảm theo và dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.
Và nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường chính là kết quả của quá trình nêu trên.
Mắc bệnh đái tháo đường do bệnh lý của cơ thể
Tăng huyết áp, tăng lipid máu
Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp hoặc chỉ số lipid máu cao thường có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn so với người bình thường. Bởi lẽ, đây là hai bệnh liên quan đến vấn đề rối loạn chuyển hóa có thể khiến cho cơ thể xuất hiện tình trạng kháng insulin, ảnh hưởng đến lượng glucose có trong huyết tương.
Tiền sử đái tháo đường thai kỳ
Bên cạnh đó, với những thai phụ có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao chuyển biến thành đái tháo đường type 2 trong vòng 5 – 10 năm.
Người trung niên và người già
Đến tầm tuổi trung niên và tuổi giờ, các cơ quan trong cơ thể cũng bắt đầu dần lão hóa và giảm chức năng hoạt động. Vì vậy, khả năng bài tiết insulin cũng có thể bị ảnh hưởng.
Trên đây là thông tin về 5 nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường. Để phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, bạn có thể tham khảo tại đây nhé!
Mong rằng những chia sẻ này hữu ích trong việc bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân trong gia đình.
Truy cập để biết thêm nhiều thông tin về bệnh đái tháo đường hơn nhé!