Ho kéo dài có thể gây khó chịu cho bất kỳ ai nhưng đối với người tiểu đường thì vấn đề lại trở nên phức tạp hơn. Đầu tiên, một người mắc bệnh tiểu đường không thể mua bất kỳ loại siro ho vì nó có thể chứa nhiều đường. Thứ hai, ho thường là kết quả của cảm lạnh và điều này gây thêm căng thẳng cho cơ thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. Vì vậy, việc đối phó với cơn ho ở bệnh nhân tiểu đường cần được quan tâm và chăm sóc nhiều hơn.
Mối liên hệ giữa ho và tăng đường huyết
Nếu ho và cảm lạnh là kết quả của nhiễm trùng, cơ thể sẽ tìm cách chống lại nó bằng cách giải phóng lượng hormon lớn hơn để chống lại bệnh. Mặc dù điều này tốt cho những người không mắc bệnh tiểu đường nhưng nó có thể tạo ra các biến chứng vì những hormon cản trở hoạt động của insulin trong cơ thể. Cho dù đó là insulin tự nhiên do tuyến tụy sản xuất hay insulin được tiêm vào thì sự can thiệp nội tiết này có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn.
Nếu một người tiểu đường bị ho và cảm lạnh kéo dài hơn một tuần, lượng đường trong máu tăng cao mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng khác như nhiễm toan ceton khi có quá nhiều axit tích tụ trong máu. Điều này khiến cho tình trạng nguy hiểm hơn, vậy nên bệnh nhân tiểu đường nên xử lý các triệu chứng ho và cảm lạnh ngay lập tức mà không để nó tự khỏi.
Thuốc trị ho cho người tiểu đường
Giống như tất cả các công thức dược phẩm, siro ho có chứa một số thành phần hoạt chất nhất định và tá dược (dung môi, chất tạo màu, chất tạo hương vị, chất bảo quản) giúp tạo ra sản phẩm ngon miệng và có tính thẩm mỹ. Cả thành phần hoạt chất và tá dược trong siro ho thông thường đều có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Các tá dược ảnh hưởng đến đường huyết
Đường và cồn trong siro ho là thủ phạm chính có thể gây ra biến động lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường. Đường là thành phần tá dược chính trong hầu hết các loại siro ho và khi được hấp thụ vào máu sẽ trực tiếp gây ra tăng đường huyết. Ngoài ra việc tiêu thụ cồn có thể dẫn đến các biến chứng của bệnh tiểu đường và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Ảnh hưởng của hoạt chất đến bệnh tiểu đường
Khi nói đến hoạt chất trong siro ho, các loại thuốc phổ biến được sử dụng là dextromethorphan và guaifenesin, cả hai đều được coi là an toàn cho bệnh nhân tiểu đường ở liều lượng quy định. Tuy nhiên, hầu hết các loại siro ho cũng có thể bao gồm các loại hoạt chất khác như paracetamol và Ibuprofen để giúp giảm đau. Cả hai loại này đều có thể có tác dụng độc hại đối với bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng thận. Ngoài ra ibuprofen còn có xu hướng tăng cường tác dụng hạ đường huyết của thuốc chống tiểu đường. Thuốc thông mũi và thuốc kháng histamin có trong siro ho cũng có thể cản trở hoạt động chuyển hóa đường, insulin và chất chống oxy hóa.
Giải pháp trị ho cho người tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý khi dùng bất kỳ sản phẩm không kê đơn nào khi bị ho và cảm lạnh, điều quan trọng là phải xem xét thành phần trong mỗi loại sản phẩm. Hầu hết các loại thuốc dạng lỏng trị ho và và cảm lạnh đều chứa đường bổ sung nhưng cũng có những sản phẩm an toàn hơn như dòng sản phẩm keo ong.
Xem thêm: Có nên dùng keo ong để chữa ho cho người tiểu đường.
Bên cạnh đó, người tiểu đường cũng nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn khi bị ho, cảm lạnh. Những thông tin về sự thay đổi lượng đường có thể giúp bác sĩ xác định loại thuốc phù hợp giúp bạn phục hồi nhanh hơn.
Uống trà thảo dược cũng có thể giúp làm dịu cổ họng nhưng bệnh nhân tiểu đường nên chú ý đến các thành phần có trong các loại trà như quế có thể làm giảm lượng đường trong máu và những chất khác như mật ong có thể làm tăng lượng đường huyết. Vì vậy điều quan trọng là phải thận trọng và xin ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp điều trị tại nhà nào. Xem xét các biến chứng của việc điều trị ho và cảm lạnh ở bệnh tiểu đường, tốt nhất là bạn nên thực hiện các biện pháp ngăn ngừa mắc bệnh từ đầu. Vậy nên thực hiện thực hành vệ sinh tốt nhằm tránh bị cảm lạnh từ bản thân và những người xung quanh, luôn cảnh giác và giải quyết cơn ho sớm nhất có thể.