Hầu hết mọi người đều khá quen thuộc với các triệu chứng điển hình của cảm lạnh hoặc cúm thông thường, nhưng bạn có biết rằng việc bị ho có thể khiến đường huyết tăng cao. Người lớn bị cảm lạnh trung bình từ 2 đến 3 lần mỗi năm và khoảng 3 đến 11% số người bị cúm mỗi mùa cúm. Khi bạn bị bệnh, cơ thể bạn sẽ giải phóng các hormone gây căng thẳng như glucocorticoid, catecholamin và các cytokin gây viêm để chống lại nhiễm trùng. Những hormon này có thể làm tăng lượng đường trong máu và cơ thể có thể gặp khó khăn trong việc tạo ra đủ insulin để đáp ứng. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ hơn về mối liên hệ giữa ho và tăng đường huyết.
Tại sao bị cảm cúm đường huyết tăng cao?
Ho là một dấu hiệu của bệnh cúm. Khi bị cúm, cơ thể sẽ đáp ứng miễn dịch với bệnh tật hoặc nhiễm trùng, lượng glucose dư thừa có thể được giải phóng vào máu và đóng vai trò như một cơ chế bảo vệ cơ thể. Mức đường huyết tăng cao khi bị nhiễm trùng là một phản ứng tự nhiên, hỗ trợ các cơ quan quan trọng như não, thận và hồng cầu dựa vào glucose để tạo năng lượng. Do đó, quá trình này có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch phản ứng để chống lại nhiễm trùng và có thể là một lý do khiến đường huyết tăng lên khi bạn bị bệnh.
Giải pháp tránh tăng đường huyết
Kiểm tra đường huyết thường xuyên
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để biết cơ thể bạn phản ứng thế nào với bệnh tật. Cách theo dõi lượng đường trong máu hữu hiệu là sử dụng máy đo đường huyết liên tục hoặc CGM, đây là một thiết bị nhỏ không gây đau đớn được gắn vào cánh tay của bạn. Lưu ý bạn nên kiểm tra đường huyết 2 giờ một lần.
Chú ý đến các thành phần trong thuốc ho
Một số loại thuốc không kê đơn có chứa thành phần có thể làm tăng lượng đường trong máu, chẳng hạn như thuốc thông mũi, hay thuốc kháng histamin. Nếu chưa biết nên dùng những thuốc nào là phù hợp bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để xác định loại thuốc an toàn cho mình.
Tiếp tục dùng thuốc trị tiểu đường
Khi bạn bị bệnh, điều quan trọng là phải tiếp tục dùng thuốc tiểu đường thường được kê đơn. Nếu bạn cảm thấy cần phải điều chỉnh bất ký loại thuốc trị tiểu đường nào khi đang bị bệnh, hãy liên hệ với bác sĩ. Đặc biệt lưu ý bạn không nên điều chỉnh thuốc hoặc insulin mà không có chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Uống đủ nước
Bạn nên chú ý đến lượng nước bổ sung vào thay thế lượng nước đã mất nếu bị đi ngoài hay nôn mửa. Lượng đường trong máu cao cũng có thể khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn và dẫn đến mất nước nhiều hơn. Bạn nên uống nước và những đồ uống ít hoặc không đường ví dụ như các loại trà thảo mộc không đường.
Ăn các bữa ăn bình thường
Một vấn đề quan trọng để chống lại bệnh tật là bạn nên ăn uống đều đặn. Hãy cố gắng ăn thường xuyên như bình thường, đặc biệt bạn đang theo chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường. Đạt được lượng calo thường xuyên hàng ngày, trong khi tiếp tục tiêu thụ đủ chất đạm khi bị bệnh có thể giúp đảm bảo cơ thể bạn có đủ năng lượng để chống lại bệnh nhiễm trùng.
Nếu bạn cảm thấy khó duy trì chế độ ăn uống bình thường, bạn nên sử dụng thực phẩm nguyên chất như sữa chua nguyên chất, nước hầm xương, súp hoặc món hầm. Trong trường hợp bạn không biết liệu kế hoạch ăn uống của mình có phù hợp với tình trạng bệnh hay không, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và đề xuất cụ thể một kế hoạch ăn uống khoa học.
Nếu bạn là người mắc bệnh tiểu đường, bạn nên lập kế hoạch trước khi bị bệnh để chuẩn bị tốt cho việc kiểm soát đường huyết trong thời gian bị bệnh. Hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bạn nhằm tìm ra các chiến lược bao gồm:
- Tần suất nên kiểm tra đường huyết.
- Những thực phẩm nên ăn khi bị bệnh.
- Những chất lỏng nên uống và tần suất sử dụng như thế nào.
- Khi nào nên gọi cho bác sĩ.
- Khi nào nên thực hiện xét nghiệm ceton.
- Những loại thuốc không kê đơn nào an toàn để sử dụng.
Việc có sẵn các thông tin này khi bị bệnh có thể giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn rất nhiều. Đường huyết cao có thể tác động đáng kể đến cảm giác và hoạt động của bạn. Đó là lý do tại sao mức đường huyết ổn định có thể là một yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
Xem thêm: Cách phòng tránh bệnh tiểu đường (dkbetics.com)