Kế hoạch ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường

Kế hoạch bữa ăn cho bệnh tiểu đường đơn giản là ăn những thực phẩm lành mạnh nhất với số lượng vừa phải và tuân thủ dùng bữa đều đặn. Đó là một thực đơn khoa học, giàu chất dinh dưỡng một cách tự nhiên, ít chất béo và calo, các thành phần chính ở đây là trái cây, rau và ngũ cốc. Trên thực tế, kiểu ăn kiêng này là kế hoạch ăn uống tốt nhất cho hầu hết mọi người.

Kế hoạch ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường
Kế hoạch ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường

Tại sao cần thiết lập một kế hoạch ăn uống lành mạnh

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, bạn nên gặp chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng kế hoạch ăn uống lành mạnh. Kế hoạch này giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim cũng như các bệnh khác. 

Khi bạn ăn thêm calo và carbohydrate đường huyết sẽ tăng lên, nếu nó không được kiểm soát sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương thần kinh, thận và tim. Để giữ đường huyết ở mức an toàn hãy lựa chọn thực phẩm lành mạnh và theo dõi thói quen ăn uống hằng ngày.

Đối với hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 giảm cân cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu dễ dàng hơn và nó mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác. Nếu bạn cần giảm cân, một kế hoạch khoa học sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu một cách an toàn và hiệu quả.

Kế hoạch ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường

Bạn có thể sử dụng một số phương pháp khác nhau để tạo ra một chế độ ăn uống lành mạnh nhằm giúp bạn giữ mức đường huyết ở mức bình thường. Với sự giúp đỡ của chuyên gia dinh dưỡng, bạn có thể thấy rằng áp dụng đơn lẻ hoặc sự kết hợp các phương pháp sau đây có hiệu quả với mình:

Phương pháp  đĩa

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ đưa ra một phương pháp lập kế hoạch bữa ăn đơn giản. Nó tập trung vào việc ăn nhiều rau hơn. Bạn hãy làm theo các bước sau khi chuẩn bị đĩa thức ăn cho mình:

  • Đổ đầy một nửa đĩa của bạn các loại rau không chứa tinh bột, chẳng hạn như cà rốt, rau bina, cà chua.
  • Hãy lấp đầy 1/4 đĩa ăn bằng protein nạc, chẳng hạn như cá ngừ, thịt lợn nạc hoặc thịt gà.
  • 1/4 còn lại được phủ bằng carbohydrate như gạo lứt hoặc rau có tinh bột như đậu xanh,  các loại hạt hoặc bơ chứa các chất béo tốt với số lượng nhỏ.
  • Thêm một khẩu phần trái cây hoặc sữa và đồ uống nước hoặc trà không đường.

Đếm lượng carbohydrate

Vì carbohydrate biến đổi thành đường nên chúng có ảnh hưởng lớn nhất đến đường huyết của bạn. Để giúp kiểm soát lượng đường trong máu bạn cần học cách tính lượng carbohydrate trong thực phẩm với sự trợ giúp của chuyên gia dinh dưỡng. Từ đó có thể điều chỉnh lượng insulin cho phù hợp. Điều quan trọng là phải theo dõi lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ cũng như những thành phần có trên nhãn của sản phẩm mà bạn hay sử dụng.

Lựa chọn thực phẩm phù hợp 

Điều này vô cùng quan trọng đối với việc thiết lập bữa ăn lành mạnh cụ thể là trong bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ. Bạn có thể chọn một số loại thực phẩm từ danh sách bao gồm các mục như carbohydrate, protein và chất béo.

Xem thêm: Thực đơn cho người bị tiểu đường – Tin tức – Sự kiện (dkbetics.com)

Dựa vào chỉ số đường huyết 

Một số người mắc bệnh tiểu đường sử dụng chỉ số đường huyết để lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là carbohydrate. Phương pháp này xếp hạng các loại thực phẩm có chứa carbohydrate dựa trên ảnh hưởng của chúng đến lượng đường trong máu.

Một ví dụ về lập kế hoạch bữa ăn cụ thể

Khi lập kế hoạch bữa ăn, hãy tính đến kích thước và mức độ vận động của bạn. Thực đơn sau đây dành cho người cần 1200 đến 1600 calo mỗi ngày. 

  • Bữa sáng: bánh mì (1 lát vừa) với 2 thìa cà phê thạch, 1/2 cốc ngũ cốc lúa mì cắt nhỏ với một cốc sữa ít béo 1%, một miếng trái cây và cà phê.
  • Bữa trưa: Nửa bát cơm, miếng thịt nhỏ (có thể dùng 1 lát cá), salad rau quả, miếng táo vừa và nước.
  • Bữa tối: cá hồi, 1/2 thìa cà phê dầu thực vật, khoai tây nướng nhỏ, 1 thìa cà phê bơ thực vật, 1/2 cốc cà rốt, 1/2 cốc đậu xanh, bánh mì vừa và trà đá không đường.
  • Đồ ăn vặt: ví dụ, 2 1/2 cốc bỏng ngô với 1 1/2 thìa cà phê bơ thực vật.
Chế độ ăn dinh dưỡng để hạn chế biến chứng của bệnh đái tháo đường
Chế độ ăn dinh dưỡng để hạn chế biến chứng của bệnh đái tháo đường

Thực hiện một kế hoạch ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất để kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Ngoài việc kiểm soát bệnh tiểu đường, chế độ ăn lành mạnh còn mang lại những lợi ích khác như giảm cân, đẩy lùi nhiều loại bệnh như tim mạch, huyết áp… Điều quan trọng nhất là bạn phải kỷ luật bản thân tuân thủ kế hoạch và có một lịch trình rõ ràng theo từng ngày.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *