Lợi ích chia nhỏ bữa ăn cho người tiểu đường

Trong những năm gần đây, các chuyên gia cho rằng việc chia nhỏ bữa ăn cho người tiểu đường có thể là cách tốt nhất để ngăn ngừa căn bệnh này. Kết quả là ngày càng có nhiều người thay đổi cách ăn uống của họ theo hướng ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này đem đến các lợi ích như cải thiện cảm giác no, tăng cường trao đổi chất, ngăn ngừa sụt giảm năng lượng, ổn định đường huyết mà không bị tăng đột ngột. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được các lợi ích của việc chia nhỏ bữa ăn cho người tiểu đường.

chia nhỏ bữa ăn cho người tiểu đường

Tại sao cần phát triển một kế hoạch ăn uống lành mạnh cho người tiểu đường

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, bạn nên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng kế hoạch ăn uống lành mạnh. Kế hoạch này giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng và các yếu tố nguy cơ gây biến chứng về tim mạch.

Khi bạn ăn nhiều calo và carbohydrate, lượng đường trong máu sẽ tăng lên, nếu đường huyết không được kiểm soát nó có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng. Vậy nên, giữ lượng đường trong máu ở mức an toàn là chìa khóa trong suốt quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

Xem thêm: Thực đơn cho người bị tiểu đường – Tin tức – Sự kiện (dkbetics.com)

Nhằm thực hiện mục tiêu một cách an toàn và hiệu quả, việc lập kế hoạch ăn uống lành mạnh phụ thuộc vào nguồn thực phẩm cũng như lượng tiêu thụ mỗi  ngày. Trong đó chia nhỏ bữa ăn cho người tiểu đường là một phương pháp có lợi cho việc kiểm soát đường huyết.

Lợi ích chia nhỏ bữa ăn cho người tiểu đường

Một số khuyến cáo cho rằng việc tăng tần suất bữa ăn có thể cải thiện mức lipid trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Trong những năm qua, việc chia nhỏ bữa ăn giúp bệnh nhân có mức cholesterol tốt hơn (lượng cholesterol HDL cao hơn) ở những người ăn ít hơn ba bữa mỗi ngày.

Kiểm soát đường huyết

Nhìn chung, việc chia nhỏ bữa ăn cho bệnh nhân tiểu đường có lợi đáng kể đối với sức khỏe cũng như ngăn chặn các biến chứng mạch máu có thể xảy ra, tuy nhiên lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn cần phải được tính toán hợp lý phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường.

Chia nhỏ bữa ăn liên quan đến quá trình giảm cân

Vấn đề cân nặng đôi khi là mấu chốt trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, vậy nên đối với người béo phì nên thực hiện các kế hoạch nhằm giảm lượng mỡ dư thừa.

Chia nhỏ bữa ăn có thể nằm trong kế hoạch đó, việc chia nhỏ giúp người bệnh lâu đói hơn và mức đường huyết cũng không tăng cao đột ngột. Ngoài những bữa ăn chính, một số thực phẩm được bổ sung nên được lựa chọn phù hợp với lượng carbohydrate tối thiểu.  Một chế độ ăn uống lành mạnh thường bao gồm:

  • Trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và sữa hoặc các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo.
  • Protein từ nhiều nguồn khác nhau: hải sản, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng.
  • Các loại hạt, sản phẩm đậu nành và các loại đậu.
  • Hạn chế các sản phẩm chứa đường bổ sung, cholesterol, chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa.

Tầm quan trọng của việc chia nhỏ bữa ăn cho người tiểu đường hiện nay vẫn chưa được quan tâm và nghiên cứu rộng rãi. Tuy nhiên, trên thực tế nó mang lại lợi ích về sức khỏe và thể chất nếu bạn tuân theo một mô hình ăn uống lành mạnh. Mọi kế hoạch được đặt ra đều nên tuân thủ mục tiêu đưa đường huyết về trạng thái bình thường, vậy nên hãy luôn cân nhắc nguồn thực phẩm cũng như lượng carbohydrate tiêu thụ trong ngày. Nếu bạn còn băn khoăn về kế hoạch của mình bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên hữu ích.

Xem thêm: [MÁCH BẠN] BỊ TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN GÌ – KIÊNG GÌ? (dkbetics.com)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *