Lợi ích khi người tiểu đường ăn gạo lứt

lợi ích khi bệnh tiểu đường ăn gạo lứt

Người tiểu đường ăn gạo lứt được coi là lựa chọn lành mạnh hơn gạo trắng. Nó có nhiều chất dinh dưỡng hơn, bao gồm chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (glucose) vào máu của bạn. Tuy nhiên, gạo lứt có nhiều carbohydrate nên việc kiểm soát khẩu phần ăn cũng cần được chú ý. Bài viết này thảo luận về những lợi ích khi người tiểu đường ăn gạo lứt.

lợi ích khi người tiểu đường ăn gạo lứt

Gạo lứt ảnh hưởng đến chỉ số đường huyêt như thế nào?

Ngay cả khi mắc bệnh tiểu đường, bạn vẫn có thể ăn cơm điều độ. Tuy nhiên, loại gạo bạn ăn có vai trò quan trọng trong việc giữ lượng đường trong máu và mức năng lượng ổn định. 

Gạo lứt là ngũ cốc nguyên hạt được chế biến qua ít giai đoạn nhất, nó chứa nhiều chất xơ, vitamin và tinh bột. Ngược lại, carbohydrate được tinh chế như gạo trắng đã được xử lý kĩ và loại bỏ phần lớn chất xơ, làm giảm hàm lượng chất chống oxy hoa, protein, vitamin và khoáng chất. Gạo lứt thường cho chỉ số đường huyết thấp hơn gạo trắng hay mì, do nó được hấp thụ chậm hơn và ít có khả năng tăng đường huyết.

Dinh dưỡng của gạo lứt 

Gạo lứt do được chế biến không loại bỏ các chất xơ và giữ lại mầm nên có hàm lượng vitamin B cao. Do vậy, đây là thực phẩm rất bổ ích và phù hợp với người tiểu đường cũng như những người muốn giảm cân. Ngoài ra, gạo lứt còn chứa các chất chống oxy hóa như phenol và flavonoid giúp ngăn ngừa ung thư.

Gạo lứt là loại gạo được xay xát, tách bóc vỏ trấu bên ngoài của hạt lúa, nhưng vẫn giữ lại được lớp cám mỏng bên ngoài hạt gạo. Lớp vỏ cám bên ngoài hạt gạo rất giàu dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất có bên trong lớp cám. Nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa trong gạo lứt và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tim, tiểu đường và ung thư.

Lợi ích khi người tiểu đường ăn gạo lứt

Gạo lứt chứa chất xơ, giúp kiểm soát lượng đường trong máu và quản lý cân nặng. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng gạo lứt giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn vì giá trị đường huyết thấp. Tuy nhiên, người tiểu đường ăn gạo lứt có kiểm soát đường huyết lâu dài hay không vẫn còn gây tranh cãi. Một số nghiên cứu bao gồm:

  • Một nghiên cứu nhỏ ở người tiểu đường ăn gạo lứt trong 8 tuần, kết quả cho thấy có giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn và chỉ số HbA1c so với gạo trắng. 
  • Một nghiên cứu khác cho thấy những người tiểu đường ăn gạo lứt 10 lần mỗi tuần có thể cải thiện đáng kể trong việc kiểm soát đường huyết và chức năng nội mô (rối loạn chức năng nội mô có liên quan chặt chẽ với việc tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim).

Vậy nên, gạo lứt vẫn là lựa chọn thay thế tốt hơn cho gạo trắng ở những người mắc bệnh tiểu đường vì nó giúp giảm cân và cải thiện mức cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL). Một nghiên cứu quan sát ở người lớn mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cho thấy việc giảm cân sớm từ 10% trở lên sẽ tăng gấp đôi cơ thội thuyên giảm bệnh sau 5 năm. Hơn nữa, gạo lứt có thể bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường.

Mặc dù gạo lứt có nhiều carbohydrate nhưng nó lại chứa chất xơ và các chất dinh dưỡng quan trọng khác để kiểm soát lượng đường trong máu. So với gạo trắng, gạo lứt đã được chứng minh là cải thiện lượng đường trong máu sau bữa ăn, trọng lượng cơ thể và mức cholesterol. Khi tiêu thụ gạo lứt, điều quan trọng là phải chú ý đến khẩu phần ăn của bạn và kết hợp nó với chất béo lành mạnh và protein nạc để giảm thiểu lượng đường trong máu tăng đột biến. Tham khảo ý kiến ​​​​của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ nhằm xác định lượng carbohydrate bạn có thể ăn hàng ngày và trong mỗi bữa ăn.

Xem thêm: Các loại thực phẩm tốt cho người tiểu đường (dkbetics.com)

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *