Người tiểu đường bị sốt xuất huyết cần được theo dõi và điều trị kịp thời nếu xuất hiện các biến chứng bất thường. Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm, virus lây lan từ muỗi sang người. Đối với người tiểu đường các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn như sốt cao, nhức đầu, đau nhức cơ thể, buồn nôn, phát ban, do cơ thể bệnh nhân có sức đề kháng kém nên nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể có nguy cơ tử vong. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu hơn về sốt xuất huyết cũng như các lưu ý đối với người tiểu đường bị sốt xuất huyết.
Triệu chứng của sốt xuất huyết
Hầu hết những người mắc bệnh sốt xuất huyết đều xuất hiện các triệu chứng và chúng thường bắt đầu từ 4-10 ngày sau khi nhiễm bệnh và kéo dài trong 2-7 ngày. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Sốt cao (40°C/104°F).
- Nhức đầu dữ dội.
- Đau sau mắt.
- Đau cơ và khớp.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Sưng hạch.
- Phát ban.
Những người bị nhiễm lần thứ hai có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nặng hơn. Các triệu chứng sốt xuất huyết nặng thường xuất hiện sau khi hết sốt:
- Đau bụng dữ dội.
- Nôn mửa dai dẳng.
- Thở nhanh.
- Chảy máu nướu răng.
- Mệt mỏi.
- Nôn ra máu.
- Đi tiểu nhiều, khát nước.
- Da nhợt nhạt và lạnh.
Những người có triệu chứng trên cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Sau khi khỏi bệnh, người bị sốt xuất huyết có thể bị mệt mỏi trong vài tuần.
Đối với người tiểu đường bị sốt xuất huyết, tiên lượng bệnh cần được theo dõi kĩ hơn so với bệnh nhân bình thường do ở bệnh nhân tiểu đường thể trạng của họ không tốt, khả năng đáp ứng miễn dịch kém đồng thời đường huyết có thể tăng cao bất thường khi bị bệnh.
Chẩn đoán và điều trị người tiểu đường bị sốt xuất huyết
Không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh sốt xuất huyết. Trọng tâm là điều trị các triệu chứng đau, hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết có thể được điều trị tại nhà bằng thuốc giảm đau. Acetaminophen (paracetamol) thường được sử dụng để kiểm soát các cơn đau, tránh dùng các loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen và aspirin vì chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Đối với người tiểu đường bị sốt xuất huyết thì cần ưu tiên theo dõi tiến triển của bệnh và can thiệp kịp thời.
Phòng tránh bệnh
Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết hoạt động vào ban ngày. Giảm nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết bằng cách bảo vệ bản thân khỏi bị muỗi đốt bằng các phương pháp sau:
- Quần áo che kín cơ thể càng nhiều càng tốt.
- Dùng màn nếu ngủ ban ngày.
- Dùng thuốc xịt muỗi, bạn có thể tham khảo các loại thuốc xịt muỗi thảo dược từ thiên nhiên
- Ngăn muỗi tiếp cận môi trường đẻ trứng bằng cách quản lý môi trường sống.
- Xử lý chất thải rắn đúng cách loại bỏ những nơi chứa nước đọng.
- Đậy nắp, đổ và vệ sinh các thùng chứa nước sinh hoạt hằng ngày.
Nếu bạn bị sốt xuất huyết điều quan trọng là bạn nên nghỉ ngơi, uống nhiều chất lỏng dùng paracetamol để giảm đau, tránh dùng thuốc chống viêm không steroid. Trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên đến cơ sở y tế để được xét nghiệm và thăm khám kịp thời.
Ngày nay cần có những nghiên cứu quy mô lớn thu thập một cách có hệ thống và khách quan các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến người tiểu đường bị sốt xuất huyết, như tình trạng tăng đường huyết trong quá khứ và tại thời điểm chẩn đoán sốt xuất huyết để giải quyết đúng đắn ảnh hưởng của bệnh tiểu đường trên biểu hiện lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết cấp tính. Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý hơn vào những mùa dịch trong năm, theo dõi đường huyết thường xuyên là một cách giúp nhận biết bệnh của mình. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng nào của bệnh bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được xét nghiệm và điều trị theo phác đồ hợp lý.
Xem thêm: Tiểu đường gây biến chứng gì nghiêm trọng? (dkbetics.com)