Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh hoặc cúm vì nó làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn. Người tiểu đường khi bị cúm thì việc kiểm soát lượng đường trong máu sẽ khó hơn, lúc này cơ thể sẽ giải phóng các hormon làm tăng lượng đường trong máu và cản trở tác dụng hạ đường huyết của insulin. Bên cạnh đó rất có thể thuốc trị cúm đang dùng có thể làm tăng đường huyết mà bạn không nhận ra. Bài viết này sẽ xem xét các loại thuốc cúm an toàn và những loại bạn nên tránh.
Thuốc trị cảm cúm và bệnh tiểu đường
Không phải tất cả các loại thuốc cúm đều an toàn cho bệnh nhân tiểu đường. Điều cần được hiểu rõ là thành phần nào trong thuốc ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường khi bị cúm của bạn. Các thành phần trên nhãn thuộc 2 loại: hoạt chất và tá dược đi kèm. Các tá dược đi kèm thường không có giá trị y học, chúng thường là chất độn, hương liệu, chất tạo màu, chất tạo độ đặc, còn hoạt chất là những chất có tác dụng điều trị chính.
Các tá dược liên quan đến bệnh tiểu đường
Alcohol hoặc đường là những thành phần không phải thuốc và nó có thể có trong thuốc điều trị cúm mà bạn đang dùng. Cả alcohol và đường đều có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn, nếu bạn thấy các thành phần này trên nhãn hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ xem thuốc có ảnh hưởng đến đường huyết hay không.
Hoạt chất liên quan đến bệnh tiểu đường
Một số thuốc điều trị cảm cúm chỉ có một thành phần, bên cạnh đó cũng có loại thuốc kết hợp nhiều hoạt chất. Bạn nên chắc chắn rằng việc sử dụng thuốc là phù hợp với triệu chứng của bạn, nếu không có các triệu chứng đó thì không nên dùng thuốc có thành phần kết hợp. Đặc biệt nên tham khảo ý kiến bác sĩ tiểu đường trước khi sử dụng các loại thuốc điều trị khác.
Các loại thuốc điều trị cảm cúm
Thuốc giảm đau và hạ sốt
Thuốc giảm đau có thể giúp giảm đau nhức cơ thể, đau xoang và đau đầu do cảm lạnh hoặc cúm. Thuốc giảm đau bạn có thể dùng bao gồm:
- Acetaminophen: Bạn nên sử dụng đúng liều, nếu quá liều có thể gây nhiễm độc gan và thận.
- Ibuprofen: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), nên thận trọng khi sử dụng với những người có vấn đề về gan và thận. Liều cao có thể làm tăng khả năng hạ đường huyết của insulin và thuốc trị tiểu đường.
- Naproxen: Một loại NSAID, bạn không nên sử dụng nhiều nếu bạn mắc bệnh tim mạch nghiêm trọng hoặc các vấn đề về thận và gan. Liều cao có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết khi dùng insulin và thuốc trị tiểu đường.
Thuốc giảm ho và thuốc long đờm
Dextromethorphan là thuốc giảm ho trong nhiều chế phẩm trị ho. Ở liều khuyến cáo, nó được cho là an toàn cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường khi bị cúm.
Guaifenesin là thuốc long đờm và cũng có nhiều trong các loại thuốc trị ho, nó được coi là an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường khi bị cúm.
Thuốc chống nghẹt mũi
Thuốc chống nghẹt mũi thường bao gồm:
- Epinephrine.
- Phenylephrine.
- Pseudoephedrine.
Nó có cả ở dạng xịt và dạng uống, cơ chế chủ yếu là co mạch giúp thông thoáng đường hô hấp. Tuy nhiên các loại thuốc này có chứa phenylephrine không được coi là một loại thuốc hiệu quả vì chúng có thể giảm tác dụng của insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường theo đường uống và dẫn đến tăng đường huyết. Vậy nên hãy thận trọng khi sử dụng những loại thuốc này nếu bạn mắc bệnh tiểu đường khi bị cúm.
Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin là thuốc chống dị ứng, nhưng đôi khi chúng cũng giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh và cúm. thuốc kháng histamin thế hệ I có thể gây huyết áp thấp ở một số người, chúng không ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường khi bị cúm. Tuy nhiên, những người trên 65 tuổi có thể dễ bị tác dụng phụ. Bao gồm các thuốc:
- Brompheniramine.
- Clorpheniramin.
- Doxylamine.
- Diphenhydramine
Thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai được coi là an toàn hơn thuốc cũ. Chúng không gây buồn ngủ và không có cảnh báo cụ thể về bệnh tiểu đường khi bị cúm. Chúng bao gồm:
- Allegra (fexofenadine).
- Claritin (loratadine).
- Zyrtec (cetirizine).
Mức đường huyết khó kiểm soát hơn khi bạn bị bệnh và không phải tất cả các loại thuốc cảm cúm đều được coi là an toàn cho bạn. Những tá dược có thể làm tăng lượng đường trong máu, những hoạt chất khi sử dụng thuốc cảm cúm cũng cần được cân nhắc trước khi sử dụng. Nhằm an toàn cho đường huyết cũng như sức khỏe chung, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ của mình trước khi dùng bất cứ loại thuốc điều trị nào khác. Ngoài sử dụng thuốc để điều trị cảm cúm, bạn có thể tham khảo một số phương pháp dân gian mà không ảnh hưởng đến đường huyết.
Xem thêm: Top 7 loại trà tốt cho người tiểu đường nên sử dụng (dkbetics.com)