Tại sao người gầy vẫn bị tiểu đường?

Vẫn biết thừa cân hoặc béo phì là yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2, tuy nhiên những người thừa cân bị tiểu đường thường sống lâu hơn những người cùng tuổi gầy hơn cũng mắc bệnh tiểu đường. Điều này gọi là nghịch lý béo phì, tuy vậy không có nghĩa là tăng cân quá mức là một chiến lược lành mạnh, nói đúng hơn có thể những người gầy khi bị bệnh tiểu đường dễ bị tổn thương về sức khỏe hơn và những người này mắc bệnh tiểu đường vì những lý do không liên quan đến béo phì. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn tại sao người gầy vẫn bị tiểu đường.

tại sao gầy vẫn bị tiểu đường

Đối tượng bị tiểu đường

Nhìn chung, khoảng 85% người mắc bệnh tiểu đường đều thừa cân. Tăng cân quá nhiều là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2, vì các tế bào mỡ dư thừa có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose và sản xuất insulin. Tuy nhiên một số người có cân nặng bình thường cũng có thể mắc bệnh.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ dựa trên dữ liệu từ năm 1990 đến năm 2011, bao gồm 2625 người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, trong đó có khoảng 12% người có cân nặng bình thường. Các nhà nghiên cứu nhận thấy những bệnh nhân gầy có nguy cơ tử vong cao gấp đôi so với những người nặng cân hơn. Ngay cả sau khi điều chỉnh các yếu tố nguy cơ khác được biết là góp phần gây bệnh tiểu đường, chẳng hạn như huyết áp cao, mức cholesterol cao và hút thuốc, tỷ lệ tử vong cao hơn. Nhìn chung, tỷ lệ tử vong ở người thừa cân và béo phì mắc bệnh tiểu đường là 1,5% mỗi năm, so với 2,8% ở bệnh nhân gầy.

Tại sao người gầy bị tiểu đường có tỷ lệ tử vong cao?

Vậy điều gì làm nên sự khác biệt của căn bệnh này ở những người có cân nặng bình thường? Cần có nhiều nghiên cứu hơn để tìm ra điều đó, nhưng có một vài phỏng đoán về khuynh hướng di truyền đối với việc sản xuất insulin không đúng cách có thể là một phần của vấn đề.

Vậy nên khi cân nặng bình thường mà vẫn bị bệnh tiểu đường chúng ta cần kiểm tra những biến thể di truyền ảnh hưởng đến hoạt động của insulin. Có thể các yếu tố di truyền đang thúc đẩy tình trạng kháng insulin và ảnh hưởng đến điều gì khác liên quan đến tỷ lệ tử vong. Một nghi vấn khác cũng được nhắc đến là tình trạng mỡ trong cơ thể có thể đóng một vai trò nào đó. Các nghiên cứu đã đo chỉ số khối cơ thể của người tham gia, tỷ lệ chiều cao và cân nặng của họ, nhưng không thể tính đến thành phần mỡ trong cơ thể của họ hoặc tỷ lệ mỡ so với cơ bắp là bao nhiêu. Nhiều người có vẻ gầy thường có nhiều mỡ nội tạng hơn cơ bắp, khiến họ thon gọn bên ngoài nhưng lại béo bên trong.

Ví dụ: ngay cả với chỉ số BMI khỏe mạnh, những người như vậy có thể chứa nhiều mỡ nội tạng nằm sâu trong bụng, một loại chất béo nguy hiểm cho sức khỏe vì nó tiết ra các hormon và các chất có thể cản trở khả năng phân hủy đường của insulin. Bởi vì nhiều bệnh nhân gầy bị tiểu đường trong nghiên cứu là người già nên họ có ít cơ bắp và nhiều mỡ hơn. Từ đó cho thấy những phát hiện này đưa ra cảnh báo rằng bệnh tiểu đường không chỉ là căn bệnh của người thừa cân hoặc béo phì, các bác sĩ nên tìm hiểu thêm các dấu hiệu ngay cả ở những bệnh nhân gầy hơn đặc biệt là những người già.

Từ nghiên cứu trên, có thể thấy mức độ nghiêm trọng đáng báo động của người gầy mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tử vong cao hơn. Tuy nhiên, không phải như vậy mà bạn không kiểm soát cân nặng của mình, bởi lẽ nguyên nhân người gầy bị bệnh tiểu đường không liên quan đến tình trạng béo phì mà chủ yếu là các yếu tố di truyền ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của insulin và yếu tố gây tử vong ở đây có thể là do mỡ thừa nội tạng gây các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim hay huyết áp. Vậy nên dù bạn đang ở tình trạng nào gầy hay béo, bạn cũng nên thực hiện một lối sống lành mạnh có một cân nặng hợp lý và nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên nhằm phòng tránh bệnh tiểu đường.

Xem thêm: Chỉ số đường huyết của người cao tuổi bao nhiêu là hợp lý? (dkbetics.com)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *