Tiểu đường có uống được paracetamol không?

Paracetamol (hay còn gọi là acetaminophen) là loại thuốc thường được sử dụng để hạ sốt và giảm đau. Khi vào cơ thể, 95% thuốc được chuyển hóa thành các phân tử không độc hại trong cơ thể và được bài tiết qua nước tiểu. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những người tiêu thụ paracetamol có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn và có thể ảnh hưởng đến việc đo đường huyết trong máu, dẫn đến những thay đổi không cần thiết và tiềm ẩn nguy hiểm trong quá trình điều trị tiểu đường. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về tác động của paracetamol với bệnh tiểu đường.

Paracetamol có dùng được cho bệnh nhân tiểu đường

Nghiên cứu gần đây về Paracetamol và mức đường huyết

Việc sử dụng Paracetamol thường xuyên có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn. Điều này dễ xảy ra hơn ở những người dưới 60 tuổi, những người không mắc bệnh tim và không điều trị cao huyết áp.

Chúng ta nên cẩn thận khi dùng thuốc paracetamol trong thời gian dài. Paracetamol có thể làm tăng lượng đường trong máu khi tiêm truyền tĩnh mạch để giảm đau. Tác dụng này được thấy ở những người không mắc bệnh tiểu đường và có thể xảy ra biến chứng.

Paracetamol và chỉ số đường huyết

Paracetamol cũng ảnh hưởng đến cảm biến của thiết bị theo dõi đường huyết liên tục. Thuốc bị oxy hóa ở điện cực cảm biến khiến thiết bị đưa ra giá trị đường huyết cao giả. Điều này có thể gây ra cảm giác sai lầm về việc kiểm soát bệnh tiểu đường kém và dẫn đến tăng liều thuốc uống hoặc insulin. 

Việc tăng liều insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường khi lượng đường trong máu chưa thực sự cao khiến chúng ra có nguy cơ bị hạ đường huyết.

Người bị tiểu đường có uống được paracetamol

Con đường thông thường để loại bỏ paracetamol ra khỏi cơ thể là hình thành glucuronide và sunfat. Cả hai quá trình này đều có hiệu quả ở những người mắc bệnh tiểu đường cũng như những người bình thường. 

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến nhiều quá trình trao đổi chất trong cơ thể, bao gồm cả việc xử lý thuốc. Tuy nhiên, quá trình chuyển hóa và đào thải của paracetamol không bị ảnh hưởng. Người mắc bệnh tiểu đường có thể yên tâm sử dụng paracetamol theo chỉ định của bác sĩ. Paracetamol là một trong những loại thuốc được khuyên dùng để điều trị cơn đau thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường.

Người tiểu đường có uống được paracetamol không?

Tương tác thuốc là mối lo ngại khi chúng ta sử dụng nhiều thuốc. Paracetamol không có bất kỳ tương tác nguy hiểm nào với insulin hoặc các thuốc điều trị tiểu đường khác. Một số loại thuốc này có thể làm giảm sự hấp thu của paracetamol từ ruột, điều này có thể làm giảm tác dụng đau nhưng không nguy hiểm.

Tác dụng phụ của việc dùng quá nhiều paracetamol

Việc sử dụng paracetamol là phổ biến nhưng chúng ra phải cẩn thận khi chỉ dùng ở liều lượng khuyến cáo. Lên đến 4 gram mỗi ngày nói chung là an toàn, liều dưới 75 miligam/kg trọng lượng cơ thể không có khả năng gây độc tính.

Ngộ độc paracetamol

Paracetamol là một trong những chất ngộ độc phổ biến nhất ở trẻ em và người lớn. Việc nuốt phải 7 gam được coi là gây tử vong cho người lớn, nếu chúng ta dùng paracetamol với liều lượng an toàn nó sẽ được chuyển hóa thành glucuronide và sunfat không độc hại. Tuy nhiên, tiêu thụ một lượng lớn sẽ tạo ra các đại phân tử nucleophilic độc hại và liên hợp axit mercapturic gây chết tế bào gan. Dấu hiệu tổn thương gan xuất hiện từ 24 đến 36 giờ sau khi dùng quá liều Paracetamol. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là tổn thương gan. Vàng da, đau bụng, buồn nôn, nôn, bất tỉnh (hôn mê) và tử vong có thể xảy ra.

Những thuốc cần thận trọng khi sử dụng với bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường nên thận trọng khi điều trị các tình trạng khác. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến các loại thuốc chúng ta sử dụng theo nhiều cách:

  • Giảm hấp thu.
  • Thay đổi sự phân bố trong cơ thể.
  • Thay đổi trong việc xử lý enzyme.
  • Loại bỏ thuốc khỏi cơ thể do tổn thương thận.

Ngoài những tác dụng này, các thuốc bạn dùng để kiểm soát lượng đường trong máu cũng tương tác với các loại thuốc khác mà chúng ta dùng. Vậy nên trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác bạn nên cho bác sĩ biết tình trạng tiểu

Những người mắc bệnh tiểu đường đặc biệt nên tránh những thứ sau:

  • Các loại thuốc làm tăng lượng đường trong máu: rượu, một số thuốc chống trầm cảm, cafein, thuốc tránh thai, một số loại thuốc điều trị bệnh tim, hormon tuyến giáp, steroid và các loại khác…
  • Thuốc làm giảm lượng đường trong máu: một số thuốc kháng sinh, aspirin, quinine, một số loại thuốc điều trị bệnh tim và tăng huyết áp…

Không có loại thuốc nào là an toàn tuyệt đối. Điều này đặc biệt đúng đối với những người mắc bệnh tiểu đường  vì cơ thể họ có sự thay đổi về khả năng hấp thụ, chuyển hóa và loại bỏ thuốc. Paracetamol có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường khi sử dụng kéo dài. Người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn khi sử dụng Paracetamol trong thời gian dài. Bất chấp những nguy cơ tiềm ẩn này, Paracetamol vẫn là lựa chọn tốt để kiểm soát cơn đau ở những người mắc và không mắc bệnh tiểu đường. Đây là nhóm thuốc thuận lợi, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy cần phải thận trọng khi dùng thuốc này thường xuyên trong thời gian dài.

Xem thêm: QUY TẮC 15 TRONG VIỆC XỬ LÝ CẤP CỨU HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG TẠI NHÀ (dkbetics.com)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *