Tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường xảy ra trong thai kỳ và thường khỏi sau khi em bé chào đời. Bạn nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc định kỳ bệnh tiểu đường thai kỳ khi mang thai từ 24 đến 28 tuần. Những người có nguy cơ cao hoặc có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể cần được xét nghiệm sớm hơn. Những xét nghiệm sàng lọc này rất quan trọng vì các triệu chứng của bệnh đôi khi không thể phát hiện được. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ gây ra đường huyết cao sẽ ảnh hưởng đến người mẹ và thai nhi nếu không được điều trị.
Bệnh tiểu đường thai kỳ có tự kiểm tra được không?
Phụ nữ mang thai sẽ được khám sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ, do đó việc tự kiểm tra và kiểm tra tại nhà thường không được tiến hành. Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường xảy ra lần đầu tiên trong thai kỳ và thường khỏi sau khi em bé được sinh ra. Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn hoặc đang gặp các triệu chứng của bệnh tiểu đường bạn có thể cần được kiểm tra sớm hơn.
Bệnh thường không có triệu chứng, tuy nhiên các triệu chứng có thể bao gồm:
- Cảm giác đói hoặc khát tăng lên.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Buồn nôn, cảm thấy khó chịu ở bụng và nôn mửa.
- Tầm nhìn mờ.
- Giảm cân mà không thay đổi thói quen ăn uống hoặc mức độ hoạt động.
Cách kiểm tra tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán bằng một trong hai phương pháp: Xét nghiệm hai phần và xét nghiệm một phần.
Xét nghiệm 2 phần
Tiến hành xét nghiệm 2 phần theo những bước sau:
Bước 1: Bạn uống 50g đồ uống có đường (bạn không cần phải nhịn ăn).
Bước 2: Sau 1 giờ, máu sẽ được lấy để kiểm tra và mức đường huyết phải nằm trong khoảng 130 đến 140 mg/dL.
Nếu chúng cao hơn, bạn sẽ phải kiểm tra vào một ngày khác. Ở ngày tiếp theo, bạn sẽ thực hiện kiểm tra dung nạp glucose đường uống (OGTT) theo các bước sau:
Bước 1: Bạn uống đồ uống chứa 100g đường (bạn phải nhịn ăn cho bài kiểm tra này).
Bước 2: Máu được lấy vào các giờ: một, hai và ba giờ.
Chẩn đoán bệnh tiểu đường có thể được thực hiện khi hai hoặc nhiều giá trị cao hơn phạm vi tham chiếu dưới đây:
- Sau khi nhịn ăn: 95 mg/dL hoặc 5,3 milimol mỗi lít (mmol/L).
- Sau một giờ: 180 mg/dL (10,0 mmol/L).
- Sau hai giờ: 155 mg/dL (8,6 mmol/L).
- Sau ba giờ: 140 mg/dL (7,8 mmol/L).
Xét nghiệm một phần: thử nghiệm dung nạp glucose 75g
Nó tương tự như bài kiểm tra 100gram nhưng thời gian ngắn hơn. Bạn phải đến kiểm tra sau khi đã nhịn ăn. Trong bài kiểm tra này, bạn sẽ uống một loại đồ uống có chứa 75 gram đường. Tiếp theo, lượng máu được lấy ra cứ sau 60 phút trong hai giờ. Bệnh tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán khi bất kỳ giá trị glucose nào sau đây đáp ứng hoặc cao hơn:
- Sau khi nhịn ăn: 92 mg/dL (5,1 mmol/L).
- Sau một giờ: 180 mg/dL (10,0 mmol/L).
- Sau hai giờ: 153 mg/dL (8,5 mmol/L).
Chẩn đoán phân biệt
Bệnh tiểu đường thai kỳ phát triển trong thời kỳ mang thai và thường khỏi khi em bé chào đời. Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù bệnh có triệu chứng giống nhau nhưng nó khác với bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng không giống như bệnh tiểu đường thai kỳ bệnh tiểu đường của họ sẽ không thể biến mất sau khi sinh em bé.
Những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ khi mang thai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 về sau. Do đó, nên xét nghiệm tiền tiểu đường hoặc tiểu đường từ 4 đến 12 tuần sau khi sinh bằng xét nghiệm dung nạp glucose đường uống 75g và các tiêu chí chẩn đoán thích hợp khi không mang thai.
Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra trong quá trình mang thai và được sàng lọc từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ bằng một trong hai xét nghiệm chẩn đoán. Nếu bạn có những dấu hiệu của bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai, bạn nên thực hiện các xét nghiệm sớm để được chẩn đoán. Bệnh tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và thai nhi nếu không được phát hiện kịp thời, vậy nên hãy tiến hành kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo rằng bạn có một sức khỏe tốt để đón em bé chào đời.
Xem thêm: Đái tháo đường thai kỳ (dkbetics.com)