Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường qua di truyền có cao không?

Điều trị bệnh đái tháo đường bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống

“Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường qua di truyền có cao không? Có cách nào để khắc phục tình trạng này không?” Chắc hẳn đây là những thắc mắc chung của các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Vậy hãy cùng đi tìm hiểu bệnh đái tháo đường qua di truyền như thế nào và đưa ra phương pháp khắc phục nhé!

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường

Tuyến tụy là nơi sản sinh ra hormone insulin. Hormone này được coi như chìa khóa thần kỳ, giúp các tế bào hấp thụ đường huyết trong máu và chuyển hóa thành năng lượng để phục vụ cơ thể hằng ngày. Khi cơ thể không còn tiết đủ insulin hoặc có tiết ra nhưng các tế bào không sử dụng được insulin nữa. Dẫn đến lượng đường huyết trong máu không được cơ thể hấp thụ, sẽ dần tích tụ gây ra bệnh đái tháo đường.

Trong đó, có 2 nhóm yếu tố chính hình thành bệnh đái tháo đường bao gồm:

  • Thừa hưởng gen di truyền mắc bệnh đái tháo đường.
  • Yếu tố môi trường tác động như dinh dưỡng, ít vận động,…
Di truyền là một trong những nguyên nhân mắc bệnh đái tháo đường
Di truyền là một trong những nguyên nhân mắc bệnh đái tháo đường

Có thể mắc bệnh đái tháo đường qua di truyền không?

Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 1 qua di truyền

Với các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 1 hầu hết đều thừa hưởng các yếu tố di truyền gây bệnh của cả cha và mẹ. Tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 1 ở trẻ nhỏ do di truyền từ cha mẹ được thống kê lại như sau:

+ Đứa trẻ có cha mắc bệnh đái tháo đường type 1 thì tỉ lệ mắc bệnh do di truyền từ cha là 1/17.

+ Đứa trẻ có mẹ mắc bệnh đái tháo đường type 1:

  • Nếu mẹ sinh con trước 25 tuổi thì tỉ lệ mắc bệnh ở con là 1/25.
  • Nếu mẹ sinh con sau 25 tuổi thì tỉ lệ mắc bệnh ở con là 1/100.

+ Khi cả bố và mẹ đều mắc bệnh đái tháo đường thì nguy cơ mắc bệnh của con là từ 1/10 – 1/4.

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 1 kèm theo hội chứng tự miễn các tuyến nội tiết khác như: tuyến giáp và tuyến thượng thận hoạt động kém, rối loạn một số hệ thống miễn dịch khác. Khi đó, tỷ lệ di truyền của đứa con sinh ra có nguy cơ mắc hội chứng này và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 1 là 50%.

Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường qua di truyền

Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 qua di truyền

Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2 qua di truyền là cao hơn, nhưng tùy vào các yếu tố tác động từ môi trường sống bên ngoài, tỉ lệ nêu trên có thể thay đổi. Một phần bệnh là do di truyền gen, phần còn lại có thể là do trẻ được chăm sóc với thói quen ăn uống, tập luyện không hợp lý.

Theo thống kê các tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2 qua di truyền di truyền ở trẻ em là:

  • Nếu cha hoặc mẹ phát hiện mắc bệnh trước 50 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh của con là 1/7.
  • Nếu cha hoặc mẹ phát hiện mắc bệnh sau 50 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh của con là 1/13.
  • Nếu cả hai cha mẹ cùng mắc bệnh, tỉ lệ mắc bệnh của con là 1/2.

Tuy nhiên, các yếu tố tác động bên ngoài như dinh dưỡng, vận động cơ thể,… cũng ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Đột biến gen là một yếu tố gây ra bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, chúng không thể trực tiếp gây bệnh mà chúng tương tác với các yếu tố khác như chất độc, virus, thực phẩm tạo ra những kích thích gây bệnh.. Chúng ta có thể hiểu rằng yếu tố gen tương tác với các yếu tố môi trường (thực phẩm, virus, chất độc) làm kích hoạt và khiến bạn mắc bệnh.

Cách xét nghiệm và sàng lọc bệnh đái tháo đường

Vấn dề mắc bệnh đái tháo đường qua di truyền đã và đang trở thành nỗi lo của những bệnh nhân mắc bệnh. Để giải quyết nỗi lo này và tăng chất lượng cuộc sống chung, khoa học đã phát triển một số xét nghiệm đột biến gen liên quan đến bệnh tiểu đường type 2.

Sự tăng nguy cơ với đột biến gen nhất định là khá nhỏ nên việc xét nghiệm đánh giá chính xác còn gặp nhiều khó khăn.

Theo Healthline, các yếu tố có thể giúp dự đoán chính xác nguy cơ bạn mắc bệnh đái tháo đường type 2 hay không bao gồm:

  • Huyết áp cao.
  • Tiền sử gia đình.
  • Chỉ số khối cơ thể.
  • Tiền sử tiểu đường thai kỳ.
  • Tăng cholesterol và nồng độ triglyceride máu.
Xét nghiệm các chỉ số máu để chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Xét nghiệm các chỉ số máu để chẩn đoán bệnh đái tháo đường

Đánh giá sự tương tác giữa 2 yếu tố di truyền và môi trường còn rất khó. Nên nói chung là việc xét nghiệm và chẩn đoán sàng lọc nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường do di truyền còn gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, để bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân và giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường, mỗi người chúng ta cần thay đổi lối sống, sinh hoạt lành mạnh hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *