Đường huyết quá cao và không được kiểm soát trong thời gian dài có thể dẫn tới các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường. Trên thực tế biến chứng bệnh tiểu đường có 2 loại cấp tính và mãn tính, trong đó tình trạng mãn tính kéo dài trong thời gian khá lâu, đến khi phát hiện thì việc điều trị đã trở nên khó khăn hơn. Vậy nên, kiểm soát đường huyết thường xuyên và nhận biết các triệu chứng điển hình của bệnh là những điều mà người bệnh cần hiểu rõ, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin về một số biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường.
Các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường
Biến chứng tiểu đường có 2 loại: loại nghiêm trọng tích tụ theo thời gian được gọi là biến chứng mãn tính và loại có thể xảy ra bất cứ lúc nào gọi là biến chứng cấp tính. Trong đó biến chứng mãn tính là những vấn đề lâu dài có thể phát triển dần dần dẫn tới các tổn thương nghiêm trọng nếu không được kiểm tra và điều trị. Dưới đây là các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường.
Các vấn đề về mắt (bệnh võng mạc)
Một số bệnh nhân tiểu đường phát triển một bệnh về mắt gọi là bệnh võng mạc tiểu đường có thể ảnh hưởng đến thị lực của họ. Bệnh võng mạc thường được phát hiện khi bệnh nhân khám sàng lọc mắt, bệnh có thể được điều trị và nếu phát hiện kịp thời sẽ ngăn ngừa tình trạng mất thị lực.
Các vấn đề về chân
Các vấn đề về chân do tiểu đường rất nghiêm trọng và có thể dẫn đến phải cắt cụt chi nếu không được điều trị sớm. Tổn thương thần kinh có thể gây mất cảm giác ở bàn chân và lượng đường trong máu cao ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, khiến vết loét và vết cắt chậm lành hơn. Đó là lý do tại sao bạn phải nói với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thay đổi hay cảm giác nóng rát ở bàn chân.
Đau tim và đột quỵ
Khi đường huyết cao trong một thời gian sẽ làm tổn thương mạch máu, điều này đôi khi có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.
Các vấn đề về thận
Thận có nguy cơ bị tổn thương do bệnh tiểu đường kéo dài không được kiểm soát, lúc này chức năng của thận hoạt động không bình thường khiến việc loại bỏ chất lỏng và chất thải dư thừa ra khỏi cơ thể trở nên khó khăn hơn. Về lâu dài dẫn tới tình trạng suy thận.
Tổn thương thần kinh
Một số người mắc bệnh tiểu đường có thể bị tổn thương thần kinh do biến chứng của đường huyết cao. Điều này khiến các dây thần kinh không thể thực hiện chức năng tiếp nhận thông tin giữa não và các bộ phận khác của cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sống như nhìn, nghe, cảm nhận và di chuyển.
Bệnh nướu răng và các vấn đề về miệng
Môi trường chứa nhiều đường tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, lúc này axit từ vi khuẩn tạo ra tấn công men răng và nướu. Bên cạnh đó, các mạch máu trong nướu cũng rất dễ bị tổn thương dẫn tới tình trạng nhiễm trùng càng trở nên trầm trọng hơn.
Nguyên nhân dẫn tới các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường
Khi lượng đường trong máu cao trong thời gian dài, quá trình chuyển hóa glucose bị rối loạn. Từ đó, dẫn tới rối loạn chuyển hóa chất béo và chất đạm, lâu ngày dẫn tới xơ vữa động mạch, các biến chứng trên mạch máu nhỏ và lớn. Đây là nguyên nhân chính gây nên các biến chứng trên các bộ phận khác của cơ thể.
Ngoài ra, các yếu tố tiêu cực khác từ phía ngoài cũng có thể là nguyên nhân khiến các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường tiến triển nhanh hơn. Một số nguyên nhân được cho là có ảnh hưởng hưởng lớn đến tình trạng bệnh như thói quen ăn uống không lành mạnh, không luyện tập thể chất thường xuyên, hút thuốc, chất lượng giấc ngủ không tốt, căng thẳng mệt mỏi.
Biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường sẽ nguy hiểm nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời. Vậy nên ngay từ lúc này việc cần thiết nhất là kiểm tra đường huyết thường xuyên, thăm khám định kỳ và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Bạn cũng không nên lo lắng quá về tình trạng của mình nếu đường huyết nằm trong tầm kiểm soát của bạn.
Xem thêm: THÀNH TỰU KHOA HỌC MỚI GIÚP NGĂN NGỪA BIẾN CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (dkbetics.com)