Cách kiểm soát đường huyết trong thực đơn

kiểm soát đường huyết

Kế hoạch ăn uống cho bệnh tiểu đường là ăn những thực phẩm lành mạnh, với số lượng vừa phải và tuân thủ giờ ăn đều đặn. Mục đích chính của kế hoạch này là kiểm soát đường huyết mục tiêu, muốn vậy trong thực đơn hằng ngày cần có nhiều chất xơ và hạn chế carbohydrate. Dưới đây là một số cách giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường của mình.

uống kiểm soát đường huyết

Tại sao nên kiểm soát đường huyết trong thực đơn?

Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn nên xây dựng kế hoạch ăn uống lành mạnh dựa trên các tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng. Kế hoạch này giúp bạn kiểm soát đường huyết, cân nặng và các yếu tố nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Khi bạn ăn nhiều calo và carbohydrate, lượng đường trong máu sẽ tăng lên. Nếu tình trạng này không được kiểm soát sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Về lâu dài có thể dẫn tới các biến chứng như: tổn thương thần kinh, thận và tim. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều carbohydrate dẫn tới tăng cân gây nên các bệnh huyết áp và mỡ máu cao, đây cũng là yếu tố thuận lợi tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Vậy nên, thực hiện kế hoạch kiểm soát đường huyết trong thực đơn hằng ngày là vấn đề đầu tiên cần thực hiện ở bệnh nhân tiểu đường. Hãy lựa chọn thực phẩm lành mạnh và theo dõi thói quen ăn uống của bạn thường xuyên. Bên cạnh đó, cần luyện tập thể chất thường xuyên giúp giảm cân và cải thiện tình trạng bệnh của bạn.

Những cách kiểm soát đường huyết

Kiểm soát lượng carbohydrate

Lượng carbohydrate sau khi được tiêu thụ sẽ chuyển hóa thành glucose trong máu. Do vậy, nếu quá trình chuyển hóa này diễn ra quá nhanh với nồng độ cao thì lượng đường trong máu cũng theo đó mà tăng lên đột ngột.

Lựa chọn thực phẩm chứa lượng carbohydrate vừa phải và giúp tiêu hóa chậm là một giải pháp thiết thực cho người bệnh tiểu đường. Bạn nên thêm vào thực đơn của mình nhóm trái cây, rau, ngũ cốc…. Thực phẩm từ thực vật chứa nhiều chất xơ, sẽ giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn được thực hiện từ từ, dẫn đến lượng đường trong máu cũng tăng lên không đáng kể sau khi ăn.

Bên cạnh đó, cần tránh những thực phẩm kém lành mạnh như đồ ngọt, đồ uống có đường và một số sản phẩm chiên rán có lượng chất béo cao rất không tốt cho sức khỏe ngay cả những người không bị bệnh.

Tiêu thụ nhiều thực phẩm nhiều chất xơ

Chất xơ bao gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật mà cơ thể không thể tiêu hóa và hấp thụ. Chính vì điều này mà quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra chậm hơn bình thường, giúp chúng ta no lâu hơn và lượng đường trong máu cũng tăng lên từ từ trong tầm kiểm soát. Nhờ khả năng điều chỉnh cơ thể tiêu hóa thức ăn và giúp kiểm soát đường huyết tốt nhất nên chất xơ rất tốt cho cơ thể.

Nên ăn cá bổ sung chất béo và protein lành mạnh

Các loại cá giàu axit béo, omega-3 như cá thu, cá hồi, cá mòi và cá ngừ . Những chất này giúp ngăn ngừa bệnh tim, vậy nên hãy ăn cá ít nhất 2 lần một tuần.

Những thực phẩm nên tránh trong thực đơn

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường như chất béo nội tạng cao hoặc lượng cholesterol xấu cao. Điều này có nguyên nhân bắt nguồn từ thói quen ăn uống hằng ngày, khi bạn sử dụng những thực phẩm không lành mạnh ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch của cơ thể như:

  • Chất béo bão hòa: Các sản phẩm từ sữa giàu chất béo và protein động vật như bơ, thịt bò, xúc xích, thịt xông khói.
  • Chất béo chuyển hóa: Chất béo có trong đồ ăn nhẹ đã qua chế biến, đồ nướng, mỡ và bơ thực vật.
  • Cholesterol xấu: Có nguồn gốc từ sữa giàu chất béo và protein động vật giàu chất béo, lòng đỏ trứng, gan và các loại nội tạng khác.

Nếu bạn đang sống chung với bệnh tiểu đường, bạn nên biết rằng việc điều trị tiểu đường chính là phải kiểm soát đường huyết mục tiêu. Muốn vậy, bạn nên thực hiện một kế hoạch ăn uống lành mạnh, kiểm soát khẩu phần ăn và lập lịch trình để quản lý tốt lượng đường trong máu của bạn. Hãy thực hiện tốt các phương pháp điều trị tiểu đường mà bạn biết, kiểm tra đường huyết thường xuyên nhằm tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Xem thêm: Gợi ý cho bạn 7 thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *