Hướng dẫn kiểm soát đường huyết bằng insulin

kiểm soát đường huyết bằng insulin

Sử dụng insulin là một chủ đề rất phức tạp và phác đồ sử dụng insulin sẽ khác nhau rất nhiều giữa các cá nhân. Nhằm giúp bạn hiểu hơn về insulin cũng như cách sử dụng nó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan nhất về cách kiểm soát đường huyết bằng insulin.

Kiểm soát đường huyết bằng insulin

Insulin là gì?

Insulin là một loại hormone được cơ thể con người sản xuất tự nhiên. Chức năng của insulin là cho phép glucose đi vào tế bào để tạo năng lượng cho cơ thể, đồng thời điều chỉnh hoạt động của gan nơi dự trữ lượng đường dư thừa.

Bình thường các tế bào beta của tuyến tụy sản xuất insulin. Tuy nhiên, khi bị mắc bệnh tiểu đường cơ thể sẽ không tạo ra hoặc sử dụng insulin không đúng cách, dẫn đến tăng đường huyết gây bệnh tiểu đường.

Ở bệnh tiểu đường tuýp 1, cơ thể sản xuất rất ít hoặc không tạo ra insulin, họ phụ thuộc hoàn toàn vào insulin ngoại sinh. Ở bệnh tiểu đường tuýp 2, cơ thể đề kháng với insulin khiến lượng đường trong máu cao, khi bệnh tiến triển tuyến tụy bắt đầu mất khả năng sản xuất insulin và việc bổ sung bằng cách tiêm insulin có thể cần thiết.

Kiểm soát đường huyết bằng insulin như thế nào?

Insulin phải được tiêm dưới da bằng kim, hầu hết bệnh nhân đều tự tiêm insulin. Có 3 cách sử dụng insulin thường dùng:

  • Ống tiêm: Bệnh nhân rút lượng insulin chính xác ra khỏi lọ và tiêm vào phần thịt của cơ thể sau đó ống tiêm được tiêu hủy đúng cách sau 1 lần sử dụng.
  • Bút insulin: Thiết bị này kết hợp lọ và ống tiêm, lượng insulin được lưu trữ đủ cho 1 tháng và được điều chỉnh liều lượng qua mỗi lần tiêm bằng bánh xe bấm, dễ dàng sử dụng.
  • Máy bơm insulin: Đây là một thiết bị tiên tiến hơn, có thể cung cấp liều rất nhỏ, chính xác và liên tục trong 24 giờ một ngày, thường sử dụng tối đa trong ba ngày. Người bệnh sẽ chèn một ống thông nhỏ dưới da được giữ cố định kết nối mới máy bơm chứa lượng insulin phù hợp.

Phân loại insulin 

Insulin cơ bản

Nhiều bệnh nhân, bao gồm hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và một số người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, tiểu đường thai kỳ hoặc các dạng tiểu đường hiếm gặp khác, trước tiên sẽ chỉ được kiểm soát đường huyết bằng insulin cơ bản.

Insulin cơ bản cung cấp lượng tối thiểu insulin mà cơ thể bạn cần, nó được tiêm bằng ống tiêm hoặc bút tiêm.

Insulin tác dụng nhanh

Trường hợp cần hạ đường huyết nhanh chóng, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm insulin tác dụng nhanh theo yêu cầu. Loại insulin này có tác dụng nhanh và được sử dụng phổ biến để chống lại sự tăng đột biến đường huyết sau khi ăn, hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác.

Kiểm soát đường huyết bằng insulin tác dụng nhanh có tác dụng rất mạnh và nhanh chóng lên lượng đường trong máu. Tuy nhiên, sau khi sử dụng loại này cần được theo dõi y tế cẩn thận tránh trường hợp hạ đường huyết quá mức gây tử vong.

Cách hoạt động của insulin

Khi được chỉ định về phác đồ tiêm insulin cơ bản và tiêm insulin tác dung nhanh, bạn nên hiểu nó sẽ hoạt động như tuyến tụy của bạn. Tất cả các loại insulin đều khác nhau về thời gian khởi phát, đỉnh tác dụng và thời gian duy trì, những biến số này rất quan trọng nên cần được hiểu rõ nhằm đạt sự kiểm soát tối ưu.

Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ bác sĩ để đảm bảo rằng bạn hiểu chính xác cách thức hoạt động của loại insulin được kê đơn. Hầu hết các loại insulin kéo dài thường có tác dụng trong vòng vài giờ sau khi tiêm và thời gian duy trì trong nhiều giờ. Tùy thuộc vào sản phẩm cụ thể, insulin có thể đạt đỉnh và kéo dài từ khoảng 12 giờ đến lâu nhất là 48 giờ. Trách nhiệm của bạn là kiểm soát đường huyết sau khi tiêm insulin nhằm nắm rõ được khoảng thời gian và liều lượng cần bổ sung insulin của bản thân.

Cho đến nay, tác dụng phụ nguy hiểm nhất của việc kiểm soát đường huyết bằng insulin là tình trạng hạ đường huyết. Tình trạng này có thể diễn ra bất ngờ, rất nguy hiểm và thậm chí gây tử vong. Cách tốt nhất để phòng tránh hạ đường huyết là luôn đo đường huyết thường xuyên trước trong và sau khi tiêm insulin. Ngoài ra cần bổ sung một số kiến thức về hạ đường huyết kèm theo các biện pháp khắc phục tình trạng này.

Xem thêm: Cảnh giác với tác hại của hạ đường huyết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *