Bệnh đái tháo đường hiện nay có xu hướng gia tăng ở người trẻ và có những diễn biến bệnh khó lường. Khi bạn cảm thấy buồn nôn, khát nước, đi tiểu nhiều, vết thương lâu lành, gầy sút cân không rõ nguyên nhân,…cần chủ động đến ngay cơ sở ý tế để kiểm tra. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bệnh đái tháo đường có chữa khỏi được không?
Các dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường
Một vài dấu hiệu của bệnh đái tháo đường thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh khác, vì vậy chúng ta cần tìm hiểu thật kĩ các dấu hiệu để có phương hướng điều trị và chữa khỏi bệnh sớm. Một số dấu hiệu thường gặp là:
- Hay khát nước và đi tiểu nhiều lần
- Ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân
- Cơ thể mệt mỏi và yếu kém
- Viêm nướu
- Da xuất hiện các vết thâm nám
- Vết thương lâu lành
- Tầm nhìn giảm sút
- Rối loạn cương dương
- Ngứa da
Bệnh đái tháo đường có chữa khỏi được không?
Đái tháo đường hiện nay là một trong những bệnh lý mạn tính. Tính đến bây giờ, phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh đái tháo đường chưa được tìm thấy.
Hầu hết các phương pháp điều trị hiện nay dùng thuốc Tây y, điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống,… giúp người bệnh kiểm soát đường huyết, giảm thiểu biến chứng.
Trước những trở ngại đó, bên cạnh việc dùng các loại thuốc Tây y, dưới đây là một số liệu pháp đang được nghiên cứu để chữa khỏi bệnh đái tháo đường.
Đối với đái tháo đường type 1
Cấy ghép tuyến tụy
Ghép một phần hoặc toàn bộ tuyến tụy của khác vào cơ thể người bệnh đái tháo đường type 1.
Liệu pháp tế bào gốc
Liệu pháp tế bào gốc là một trong những phương pháp chữa khỏi bệnh đái tháo đường type 1 được hy vọng nhất. Thay thế các tế bào sản xuất insulin bị thiếu để phục hồi quá trình sản xuất insulin, từ đó chữa khỏi bệnh đái thào đường.
Tuy nhiên, do quá trình thải ghép của cơ thể tiêu diệt tế bào được cấy ghép nên việc cấy ghép tế bào tuyến tụy không dễ dàng,. Do đó, các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực hoàn thành các thử nghiệm liệu pháp này ứng dụng chữa khỏi hoàn toàn bệnh đái tháo đường.
Tuyến tụy nhân tạo
Hiện nay có một phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường ngắn hạn là “tuyến tụy nhân tạo”. Cách thức thực hiện là đo đường huyết liên tục và bơm lượng insulin phù hợp vào máu. Tuy nhiên, đây là một giải pháp dành cho bệnh nhân không còn tế bào nào có thể sản xuất insulin.
Cấy ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy
Tuyến tụy có chứa các cụm tế bào beta tiết ra insulin gọi là tế bào beta đảo tụy. Việc chữa khỏi bệnh đái tháo đường có thể thực hiện bằng cách lấy các tế bào từ người hiến tặng nội tạng, cấy ghép và đưa chúng vào cơ thể người bệnh.
Đối với đái tháo đường type 2
Đến nay, đã có hơn 40 loại thuốc và thuốc tiêm được phê duyệt sử dụng cho người bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type 2 hiệu quả là glucagon-like peptide (GLP)-1 bổ sung GLP-1 từ bên ngoài vào cơ thể , kích thích các tế bào beta của tuyến tụy sản xuất insulin.
Ngoài ra, cải thiện tình trạng béo phì cũng là một trong những yếu tố cần thiết trong điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2. Song song với việc người bệnh cần giảm cân, ăn uống lành mạnh (giảm tinh bột và chất béo có hại), các nhà khoa học cũng đang nỗ lực thử nghiệm một số loại kháng thể có tác dụng giảm chất béo, ngăn ngừa kháng insulin.
Giải pháp kiểm soát bệnh đái tháo đường
Tuân thủ lộ trình điều trị
Bệnh nhân đái tháo đường khi dùng thuốc chú ý cần có sự chỉ định, hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hay mua thuốc theo đơn của bệnh nhân khác khi chưa có chỉ định của cán bộ y tế.
Theo hướng dẫn điều trị bệnh đái tháo đường của Bộ Y tế thì lựa chọn chủ yếu để chữa đái tháo đường type 2 đó là nhóm thuốc Sulfonylurea và Biguanid.
Thực hiện lối sống lành mạnh
Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng các nhóm chất: tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin, khoáng chất,… vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà vẫn kiểm soát được lượng đường trong máu hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường nên thường xuyên vận động, luyện tập thể dục mỗi ngày để tăng cường trao đổi chất, lưu thông khí huyết. Vận động hợp lý giúp người bệnh giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ.
Truy cập để biết thêm nhiều thông tin về bệnh đái tháo đường hơn nhé!