Biến chứng tiểu đường ảnh hưởng đến xương khớp như thế nào?

Biến chứng tiểu đường ảnh hưởng đến xương khớp theo những hướng khác nhau. Một số yếu tố, chẳng hạn như tổn thương thần kinh, bệnh động mạch và béo phì có thể gây ra những vấn đề này nhưng thường thì nguyên nhân không rõ ràng. Bài viết dưới đây giúp bạn tìm hiểu thêm về các rối loạn xương khớp, các triệu chứng và phương pháp điều trị.

biến chứng tiểu đường ảnh hưởng đến xương khớp

Biến chứng tiểu đường ảnh hưởng đến xương khớp gây bệnh khớp Charcot

Bệnh khớp Charcot còn được là bệnh khớp thần kinh, xảy ra khi khớp bị thoái hóa do tổn thương thần kinh, một biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường. Khớp Charcot chủ yếu ảnh hưởng đến bàn chân, các triệu chứng thường gặp như tê, ngứa ran hoặc mất cảm giác ở khớp, có thể bị đỏ sưng lên và biến dạng.

Nếu được phát hiện sớm, có thể kìm hãm sự phát triển bệnh bằng cách hạn chế các hoạt động nặng và sử dụng dụng cụ hỗ trợ chỉnh hình cố định khớp bị tổn thương.

Khả năng vận động của khớp bị hạn chế

Đây được gọi là hội chứng bàn tay do tiểu đường hoặc bệnh lý khớp do tiểu đường, tình trạng cứng khớp thường ảnh hưởng nhất đến các khớp nhỏ của bàn tay. Da trên tay có thể trở nên sáp và dày lên, cuối cùng chuyển động của ngón tay bị hạn chế.

Các khớp khác có thể bị ảnh hưởng bao gồm vai, bàn chân và mắt cá chân. Sự hạn chế khả năng vận động của khớp thường phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường trong thời gian dài. Có thể xuất hiện các triệu chứng như: bạn không thể duỗi thẳng hoàn toàn các ngón tay hoặc ấn phẳng hai lòng bàn tay vào nhau. Nếu kiểm soát tốt lượng đường trong máu và vật lý trị liệu có thể làm chậm tiến triển của tình trạng này, nhưng cử động vẫn bị hạn chế.

Loãng xương 

Loãng xương là tình trạng rối loạn khiến xương trở nên yếu đi và làm tăng nguy cơ gãy xương. Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn.

Các triệu chứng bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến xương khớp hiếm khi xuất hiện ở giai đoạn đầu, khi bệnh nặng hơn bạn có thể bị giảm chiều cao, tư thế khom lưng hoặc gãy xương.

Một lối sống lành mạnh, bao gồm tập thể dục giảm cân, chẳng hạn như đi bộ và ăn một chế độ ăn uống cân bằng giàu canxi và vitamin D là cách tốt nhất để giải quyết tình trạng này. Ở một số bệnh nhân mắc bệnh nặng hơn hoặc bệnh tiến triển nhanh hơn, có thể cần dùng thuốc để ngăn ngừa mất xương hoặc tăng khối lượng xương.

Viêm xương khớp 

Viêm xương khớp là một rối loạn khớp liên quan đến sự phá vỡ sụn khớp, nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể bạn. Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp cao hơn, có thể là do béo phì – một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường tuýp 2 – chứ không phải do bệnh tiểu đường.

Viêm xương khớp có thể gây đau khớp, sưng và cứng khớp, cũng như mất tính linh hoạt hoặc cử động của khớp. Điều trị bệnh bao gồm: tập thể dục, duy trì cân nặng khỏe mạnh, chăm sóc và cho khớp bị ảnh hưởng nghỉ ngơi, vật lý trị liệu và dùng thuốc giảm đau. Điều trị cũng có thể bao gồm phẫu thuật như thay khớp gối hoặc khớp háng. Các phương pháp điều trị bổ sung chẳng hạn như châm cứu và xoa bóp cũng có thể hữu ích trong việc kiểm soát cơn đau.

Chứng phì đại xương vô căn lan tỏa (DISH)

Đây là tình trạng xơ cứng gân và dây chằng thường ảnh hưởng đến cột sống, DISH có thể do bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến xương khớp, có lẽ do insulin hoặc các yếu tố tăng trưởng giống insulin thúc đẩy sự phát triển xương mới. Các triệu chứng thường gặp như đau, cứng khớp hoặc giảm phạm vi chuyển động ở bất kỳ bộ phận nào bị ảnh hưởng trên cơ thể.

Việc điều trị bao gồm kiểm soát các triệu chứng, thường sử dụng các thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen và tiêm corticosteroid.

Co thắt Dupuytren

Co rút Dupuytren là một biến dạng trong đó một hoặc nhiều ngón tay bị cong về phía lòng bàn tay. Nguyên nhân là do mô liên kết dày lên dẫn tới bị sẹo ở lòng bàn tay và các ngón tay. Co thắt Dupuytren thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường trong thời gian dài, có lẽ do thay đổi quá trình trao đổi chất liên quan đến bệnh tiểu đường.

Nếu quá đau, bác sĩ sẽ tiêm steroid có thể giúp giảm viêm, thực hiện phẫu thuật tiêm enzym collagen và kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nhằm cắt bỏ tế bào để phá vỡ các mô dày.

Tất cả các tình trạng trên là do bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến xương khớp, nhìn chung nguyên nhân chủ yếu do đường huyết không được kiểm soát dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng. Từ những triệu chứng trên, bạn nên chú ý quan sát và thăm khám kịp thời tránh để biến chứng kéo dài khó điều trị.

Xem thêm: Tê chân, châm chích có phải là biến chứng tiểu đường ở chân không? (dkbetics.com)

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *