Cách kiểm soát đường huyết tại nhà không cần dùng thuốc

kiểm soát đường huyêt an toàn

Kiểm soát đường huyết tại nhà cần được thực hiện thường xuyên và có kế hoạch. Đây là cách tốt nhất để điều trị căn bệnh mãn tính này nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Nếu thực hiện tốt những thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống phù hợp, lượng đường trong máu sẽ nằm trong phạm vi tối ưu. Những phương pháp kiểm soát đường huyết không cần dùng thuốc sẽ được giới thiệu ở bài viết dưới đây.

kiểm soát đường huyêt tại nhà

Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh

Tập thể dục kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng độ nhạy insulin, có nghĩa là cơ thể sẽ sử dụng insulin và glucose hiệu quả hơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể vào buổi chiều hoặc sau bữa tối giúp ổn định lượng insulin vào ban đêm. Bằng cách giữ insulin ở trạng thái ổn định hơn, cơ thể có thể chống lại sự gia tăng glucose tự nhiên vào buổi sáng. Một số bài tập thể dục với cường độ thấp bạn có thể áp dụng như:

  • Đi bộ.
  • Đạp xe.
  • Bơi lội.
  • Yoga.

Hạn chế lượng carbohydrate vào buổi tối

Chế độ ăn uống đóng vai trò chính trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường và duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh. Mặc dù carbohydrate là một phần quan trọng trong bất kỳ chế độ ăn kiêng nào nhưng chúng cần được tiêu thụ ở mức độ vừa phải nếu bạn mắc bệnh tiểu đường.

Khi bạn ăn nhiều carbohydrate vào đêm khuya, mức glucose trong máu sẽ tăng lên khi nồng độ insulin bắt đầu giảm. Trong trường hợp bạn quá đói trước khi ngủ, bạn nên lựa chọn một bữa ăn nhẹ giàu chất xơ hoặc giàu protein, ít chất béo bao gồm:

  • Trái cây và hoa quả tươi.
  • Sữa chua không béo hoặc ít béo.
  • Trứng luộc chín.
  • Táo nhỏ và phô mai ít béo.

Ngăn ngừa hạ đường huyết ban đêm

Lượng đường trong máu thấp vào ban đêm có thể khiến lượng đường trong máu tăng trở lại vào buổi sáng, điều này được gọi là hiệu ứng Somogyi. Ở những người không mắc bệnh tiểu đường, nồng độ glucose và insulin có xu hướng ổn định suốt đêm và lượng insulin tăng nhẹ trước khi bình minh. Tuy nhiên ở những người mắc bệnh tiểu đường, nồng độ insulin thường giảm vào ban đêm. Vì vậy, nếu lượng đường trong máu thấp, cơ thể sẽ cảm nhận được điều này và giải phóng lượng cortisone và glucagon dư thừa vào sáng sớm để bù đắp. Nếu không có đủ insulin để ”hãm” quá trình sản xuất glucose, tình trạng tăng đường huyết sẽ xảy ra.

Do vậy, nhằm kiểm soát đường huyết tại nhà tốt, tránh hạ đường huyết vào ban đêm bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Không bao giờ bỏ bữa tối.
  • Nhận biết các dấu hiệu sớm của hạ đường huyết để có thể xử lý kịp thời.
  • Kiểm tra lượng đường trong máu trước khi đi ngủ, điều chỉnh bằng thuốc nếu cần thiết.
  • Tránh tập thể dục nặng trước khi đi ngủ vì có thể góp phần gây hạ đường huyết.
  • Hạn chế uống rượu vì đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây hạ đường huyết.

Kiểm soát đường huyêt tại nhà bằng cách ngủ đủ giấc

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, ngủ quá ít có thể làm giảm khả năng kiểm soát đường huyết tại nhà. Khi bạn bị thiếu ngủ, hormon không được giải phóng vào sáng sớm như bình thường và lượng đường trong máu có xu hướng tăng nhanh. Đồng thời, các tế bào không phản ứng tốt với insulin khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường ngủ kém có mức đường huyết cao hơn 23% vào buổi sáng và mức insulin cao hơn 48% so với những người ngủ ngon hơn mắc bệnh tiểu đường. Vậy nên, bạn cần thực hiện các phương pháp để cải thiện giấc ngủ của bạn:

  • Giữ phòng ngủ tối, yên tĩnh và thư giãn.
  • Giữ nhiệt độ phòng ngủ mát mẻ.
  • Tránh xa các thiết bị điện tử.
  • Thư giãn trước khi đi ngủ.
  • Có thói quen đọc sách trước khi ngủ.

Trên đây là một số phương pháp kiểm soát đường huyết tại nhà giúp hạn chế tình trạng đường huyết cao vào buổi sáng, giảm thiểu tình trạng kháng insulin. Từ đó, tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do bệnh tiểu đường. Ngoài những phương pháp trên, việc thực hiện kiểm tra đường huyết tại nhà thường xuyên cũng nên được chú ý, vì đây là vấn đề quan trọng quyết định các bước tiếp theo trong tiến trình điều trị bệnh tiểu đường.

Xem thêm: Các chỉ số tiểu đường cần lưu ý.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *