Chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường

Điều trị cho bệnh nhân tiểu đường nên kết hợp 3 yếu tố: kiểm soát đường huyết bằng thuốc, chế độ ăn uống khoa học và vận động hợp lý. Trong đó, hơn 50% kết quả điều trị tiểu đường phụ thuộc vào chế độ ăn uống của người bệnh. Vậy chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường thế nào là hợp lý, cùng chúng tôi tìm hiểu nào.

Chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường
Chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường

Những nguyên tắc chung về ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường

Kiểm soát calo trong mỗi bữa ăn

  • Tránh tình trạng thừa cân, béo phì bằng cách kiểm soát calo hợp lý trong khẩu phần ăn.
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm tăng tỉ lệ cơ, giảm tỉ lệ mỡ, đặc biệt là mỡ nội tạng.
  • Lượng tinh bột dung nạp vào cơ thể nên chiếm khoảng 50% tổng lượng calo trong ngày. Tỷ lệ tinh bột- chất đạm- chất béo hợp lý là  50% – 20% – 30%.

=> Bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng lượng đường < 80g/24h.

Kiểm soát nguồn thực phẩm hằng ngày

  • Tinh bột: nên lựa chọn tinh bột thuộc nhóm đèn xanh và nên duy trì ít nhất 80% tinh bột trong ngày thuộc nhóm này. Ví dụ: ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt,… Ăn vừa phải tinh bột thuộc nhóm đèn vàng như cơm, các thực phẩm chế biến từ gạo, mì. Tuyệt đối không ăn các thực phẩm thuộc nhóm đèn đỏ như bánh kẹo, nước uống ngọt.
  • Chất đạm: Duy trì chất đạm từ thực vật nên chiếm khoảng 70-80% tổng chất đạm hằng ngày, ví dụ như đậu nành và chế phẩm từ đậu nành.., và khoảng 20-30% chất đạm từ động vật ưu tiên cá và thịt trắng từ gà.

Thực đơn lành mạnh dành cho người bệnh tiểu đường

  • Chất béo: Đối với mỡ động vật nên chiếm khoảng 1/3 lượng chất béo và nên ưu tiên chất béo từ cá, cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu. 2/3 còn lại nên chọn các chất béo từ thực vật như dầu vừng, lạc, oliu,…
  • Chất xơ: Bổ sung nhiều chất xơ và dưỡng chất bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt. Lựa chọn rau, quả tươi và nên ăn trái cây cả vỏ (nếu có thể).
  • Nên lựa chọn các thực phẩm bổ sung sức khỏe có mục đích kiểm soát calo và đường, bổ sung các vi chất dinh dưỡng.

Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường

Chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường thường được chia theo 3 mức độ.

Chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường

Mức độ nên tránh, ăn ít

  • Tinh bột: Bánh kẹo, nước ngọt, trà sữa, kem, trái cây tẩm đường, nước trái cây ngâm đường, mật ong, socola, trái cây ngọt, củ cải đường.
  • Chất đạm: nội tạng động vật, thịt hun khói, thịt nguội, gà rán, thịt quay, xúc xích,…
  • Chất béo: Mỡ gia súc, dầu mỡ chiến rán, bơ thực vật.

Mức độ ăn vừa phải

  • Tinh bột: Cơm, xôi gạo trắng, bánh mì, phở, bún, miến dong, cháo gạo trắng, trái cây ngọt vừa, khoai tây, khoai sọ, của cải, củ sắn.
  • Chất đạm: Thịt gia súc (bò, lợn), thịt gia cầm, cá béo, trứng, sữa, nấm.
  • Chất béo: Mỡ cá, dầu dừa, mỡ gia cầm, dầu thực vật.

Mức độ ăn bình thường

  • Tinh bột: Ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, bánh mì đen, khoai lang, ngô…); trái cây ít ngọt, không ngọt, rau xanh các loại.
  • Chất đạm: Cá ít béo, thịt gà trắng, đậu phụ, đậu nành, lạc, vừng, đỗ các loại.
  • Chất béo: Dầu cá omega 3, dầu oliu, các hạt có dầu (lạc,vừng…).

Thói quen ăn uống trong điều trị tiểu đường

Với những bệnh nhân tiểu đường ở giai đoạn đầu, thói quen ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình của bệnh. Thực hiện một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn, bệnh nhân nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày nhằm vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng mà đường huyết không bị quá cao vượt ngưỡng quy định.

Đối với những bệnh nhân đang điều trị bằng insulin nên ăn thêm bữa tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.

Việc sử dụng các chất kích thích như uống rượu bia là tuyệt đối nghiêm cấm ở bệnh nhân tiểu đường, vì rượu bia có thể làm ức chế tân tạo đường dẫn đến hạ glucose máu nhất là trong giai đoạn bệnh nhân chán ăn.

Cùng với việc kiểm tra đường huyết thường xuyên thì huyết áp cũng nên được quan tâm. Cần đề phòng tăng huyết áp bằng cách giám sát lượng muối trong khẩu phần ăn mỗi ngày và theo dõi huyết áp đều đặn.

Từ những thông tin trên, có lẽ chúng ta đã biết lựa chọn những thực phẩm đảm bảo cho người bệnh tiểu đường, duy trì đường huyết trong ngưỡng quy định, đồng thời cần tránh và hạn chế những thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy vậy, mỗi cơ địa bệnh nhân có một chế độ ăn riêng, mỗi người bệnh cần lắng nghe cơ thể mình và điều chỉnh cho phù hợp với tình trạng bệnh.

Xem thêm:Chế độ ăn uống giúp phòng bênh đái thái đường hiệu quả

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *