Các chuyên gia y tế khuyên rằng việc nắm được chỉ số đường huyết bình thường giúp người bệnh chủ động kiểm soát tốt sức khỏe của mình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin giúp bạn biết đâu là chỉ số đường huyết được cho là an toàn hoặc nằm trong mức báo động.
Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết (GI:glycemic index) còn gọi là nồng độ glucose trong máu đo bằng đơn vị mmol/L hoặc mg/dL. Nồng độ glucose liên tục thay đổi theo chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày cũng ảnh hưởng đến việc tăng giảm đường huyết..
Trong máu luôn có một lượng đường nhất định tạo năng lượng cho mọi hoạt động, nếu lượng đường thường xuyên ở mức cao sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường gây nhiều biến chứng ở các cơ quan như thận và mạch máu.
Chỉ số đường huyết được phân thành 4 loại:
- Đường huyết bất kỳ.
- Đường huyết lúc đói.
- Đường huyết sau ăn 1 giờ và 2 giờ.
Đường huyết được thể hiện qua chỉ số chẩn đoán bệnh tiểu đường (HbA1c). Thông thường khi kiểm tra chỉ số này mọi người sẽ nhận ra sự khác biệt giữa người bình thường với người mắc tiểu đường.
Đối với người bình thường, chỉ số đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng khi chưa ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào < 100mg/dL. Chỉ số đường huyết sau bữa ăn 2 giờ < 140mg/dL.
Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường: Chỉ số đường huyết sẽ có sự khác biệt, sẽ thấp hoặc cao hơn người bình thường.
- Chỉ số đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng khi chưa ăn uống gì ≥ 126mg/dL.
- Chỉ số đường huyết sau bữa ăn 2 giờ ≥ 140 mg/dL.
Riêng đối với người bị hạ đường huyết, chỉ số đường huyết < 70 mg/dL. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời. Sự tụt, giảm đường huyết có thể khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương não.
Phương pháp giúp người tiểu ddowngf có chỉ số đường huyết bình thường
Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu, vì vậy dù bạn chưa bị tiểu đường hay có nguy cơ bị tiểu đường bạn cũng nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học. Một chế độ ăn được cho là khoa học phù hợp với người tiểu đường khi lượng carbohydrate thấp, bổ sung nhiều rau xanh, protein và sữa cho người tiểu đường.
Tập thể dục
Bên cạnh chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên cũng vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như ngăn ngừa các bệnh mãn tính khác. Đồng thời tập thể dục giúp cơ thể tránh được tình trạng kháng insulin và tăng cường tiêu thụ glucose dư thừa trong máu.
Theo dõi đường huyết thường xuyên
Phương pháp này giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn bằng cách dựa vào chỉ số đường huyết để thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện cho phù hợp. Bên cạnh đó những chỉ số được ghi lại có thể là một dữ liệu hữu ích cho bác sĩ để có phương án điều trị bệnh tiểu đường chính xác hơn.
Một lối sống khỏe mạnh
Ngày nay, tỉ lệ trẻ hóa bệnh tiểu đường đang ngày càng gia tăng chủ yếu do lối sống không lành mạnh như lười vận động, thức khuya, ăn đồ ăn nhanh. Vậy nên mọi người cần tạo các thói quen lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, hạn chế đồ ăn nhanh để tạo một lối sống lành mạnh giúp nâng cao chất lượng sức khỏe cũng như cuộc sống.
Bên cạnh đó người bệnh nên thường xuyên theo dõi bảng đo chỉ số đường huyết để biết đường huyết thấp, cao hay ở mức có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể và cho lời khuyên phù hợp nhất. Khi thực hiện những phương pháp trên, người bệnh sẽ không phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường.
Bài viết trên đây có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chỉ số đường huyết bình thường từ đó bạn có thể đánh giá được tình trạng của mình nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.Trong trường hợp nếu bạn có các triệu chứng bất thường như sụt cân, tiểu nhiều, khát nhiều, đói nhiều, bạn nên thực hiện các xét nghiệm để sàng lọc bệnh tiểu đường càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?