Chỉ số đường huyết HbA1c lý tưởng là bao nhiêu?

Với kỹ thuật xét nghiệm ngày càng hiện đại, việc thực hiện các xét nghiệm cũng như đưa ra kết quả bệnh tiểu đường khá là chính xác. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở giai đoạn muộn vẫn khá là cao do người bệnh không thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán sớm. Bên cạnh đó, các bác sĩ khuyên rằng nên đo chỉ số đường huyết HbA1c để có kế hoạch phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường chính xác nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được chỉ số HbA1c cũng như thế nào là chỉ số đường huyết lý tưởng.

Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường không phụ thuộc insulin

Chỉ số đường huyết HbA1c là gì?

Chỉ số đường huyết HbA1c là chỉ số đường huyết trung bình trong suốt 3 tháng, chính vì vậy bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân thực hiện xét nghiệm này ít nhất 3 tháng thực hiện một lần. Một số trường hợp đường huyết rất ổn định trong suốt nhiều năm kéo dài, bác sĩ có thể khuyến cáo nên 6 tháng thực hiện xét nghiệm HbA1c 1 lần. 

Chỉ số đường huyết HbA1c cho biết trong suốt 3 tháng qua đường huyết của bệnh nhân ở mức bao nhiêu. Chỉ số này được xem như một yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết của bệnh nhân đạt hay không. Thông thường nếu kết quả xét nghiệm HbA1c dưới 7% điều này cho thấy bệnh nhân có mức đường huyết ở mức bình thường và quá trình kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu điều trị.  

Bên cạnh đó, việc đo đường huyết tại nhà cũng vô cùng quan trọng nên bác sĩ sẽ phối hợp tất cả những chỉ số để xác định độ ổn định đường huyết của người bệnh và đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân,. 

Bởi vì chỉ số HbA1c là chỉ số đường huyết trung bình, do đó có những trường hợp người bệnh có đường huyết dao động quá mức, thậm chí là bị hạ đường huyết hoặc đường huyết tăng quá cao. Do vậy khi cộng trung bình lại thì người bệnh bị lầm tưởng là ở mức ổn định, nhưng thực sự không phải. Chính vì vậy bác sĩ thường đánh giá chỉ số đường huyết thông qua quá trình theo dõi đường huyết mao mạch của bệnh nhân tại nhà, đường huyết khi đói, đường huyết sau ăn và cuối cùng là HbA1c. Khi tất cả các chỉ số đó nằm trong mục tiêu mà người bệnh mong muốn thì đó mới là chỉ số đường huyết lý tưởng.

Nguyên tắc điều trị bệnh tiểu đường để có chỉ số đường huyết  lý tưởng 

Để kiểm soát tối ưu bệnh tiểu đường, người bệnh cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn uống điều độ, đúng giờ, đúng bữa, với mức năng lượng cho phép theo sự hướng dẫn của bác sĩ và đảm bảo đầy đủ thành phần dinh dưỡng. Tránh trường hợp người bệnh nghe tư vấn không đầy đủ dẫn tới kiêng quá mức hoặc ăn một số thực phẩm không tốt quá nhiều khiến cơ thể thiếu  chất dinh dưỡng và đường huyết dao động quá nhiều.
  • Duy trì chế độ tập luyện hợp lý: Người bệnh tiểu đường nên vận động ít nhất 150 phút/tuần bằng cách đi bộ, đạp xe,.. vừa tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng của cơ thể, cải thiện được tình trạng kháng insulin giúp ổn định đường huyết.
  • Sử dụng thuốc hợp lý theo chỉ định của bác sĩ.

Khi người bệnh đo đường huyết tại nhà, nếu có cơn hạ đường huyết ở mức 70mmg/dL nên được xử trí ngay bằng cách dùng ngay lập tức các thực phẩm có đường như nước ngọt, kẹo, sữa có đường để vượt qua cơn hạ đường huyết cấp tính. Tuy nhiên, sau đó người bệnh nên báo lại với bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều chỉnh tránh tình trạng hạ đường huyết gây nguy hiểm cho tính mạng. 

Tương tự, nếu người bệnh đo đường huyết tại nhà quá cao kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi nhiều, mất nước nhiều, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trong trường hợp đường huyết cao mà chưa có triệu chứng, bệnh nhân cũng nên báo cho bác sĩ để tìm nguyên nhân, khắc phục và đặc biệt là phòng ngừa biến chứng của bệnh  tiểu đường.

Từ những thông tin được đề cập ở trên, người bệnh tiểu đường cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện hợp lý, theo dõi đường huyết thường xuyên để phòng ngừa các biến chứng đồng thường sống chung với bệnh tiểu đường một cách tốt nhất. Bên cạnh đó việc xét nghiệm chỉ số đường huyết HbA1c định kỳ 3-6 tháng 1 lần giúp người bệnh kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả nhất.

Xem thêm: Mức đường huyết cần dùng thuốc khi cao bao nhiêu?

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *