Chỉ số đường huyết như thế nào được xem là bị bệnh tiểu đường

phòng bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em

Bệnh đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường được hiểu là khi chỉ số đường huyết tăng cao ở trong máu, điều này nếu duy trì trong thời gian dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nên, mọi người cần có các phương pháp để hạ đường huyết về mức bình thường. Vậy chỉ số đường huyết như thế nào là cao và cách đo chỉ số glucose trong máu như thế nào là chính xác?

kiểm soát đường huyết

Các chỉ số đường huyết đáng tin cậy của  người bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh đáng báo động có thể gây ra các biến chứng tiểu đường nguy hiểm. Để kiểm soát bệnh tiểu đường bên cạnh điều trị thuốc, các bác sĩ thường dùng chỉ số HbA1c như một chỉ số quan trọng để theo dõi nồng độ đường huyết trung bình của người bệnh trong một thời gian dài. 

Bằng cách đo huyết sắc tố Hemoglobin, từ đó bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng thể về mức độ đường trong máu trung bình của bệnh nhân. Chỉ số HbA1c phản ánh mức độ đường trong khoảng 3 tháng trước ngày phát hiện, điều này rất quan trọng vì chỉ số HbA1c càng cao thì nguy cơ phát triển các biến chứng liên quan đến bệnh càng lớn.

Cách đo chỉ số đường huyết HbA1C

Để thực hiện đo chỉ số đường huyết HbA1c người bệnh cần nhịn ăn ít nhất  8 tiếng để có kết quả tốt nhất. Chỉ số này cho thấy bạn đang kiểm soát bệnh tiểu đường của mình tốt như thế nào. Ngoài ra xét nghiệm này cũng được sử dụng để sàng lọc bệnh tiểu đường. Thông thường những người mắc bệnh tiểu đường nên xét nghiệm 3 hoặc 6 tháng 1 lần.

Chỉ số đường huyết HbA1c

Sau đây là các kết quả khi sử dụng chỉ số HbA1c để chẩn đoán bệnh tiểu đường:

  • Bình thường (không mắc bệnh tiểu đường): Dưới 5,7%.
  • Tiền tiểu đường: 5,7% đến 6,4 %.
  • Bệnh tiểu đường: 6,5% hoặc cao hơn.

Nếu bị bệnh tiểu đường bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về phạm vi đường huyết lý tưởng cần đạt được trong kế hoạch điều trị tiểu đường của mình. Đối với nhiều người, mục tiêu nên giữ ở dưới mức 7%. 

Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm có thể không chính xác ở những người bị thiếu máu, bệnh thận, bệnh gan hoặc rối loạn máu nhất định, hoặc sau khi truyền máu. Vậy nên, trước khi thực hiện các xét nghiệm, bạn nên trao đổi với bác sĩ về bất kỳ tiền sử về bệnh lý cũng như lối sống sinh hoạt của mình trước khi bác sĩ đưa ra kết luận cuối cùng. Bên cạnh đó, một số thuốc như corticoid cũng có thể dẫn đến mức HbA1c sai.

kiểm soát đường huyết

Ý nghĩa của chỉ số đường huyết HbA1c bất thường 

Kết quả đường huyết bất thường có nghĩa là bạn đã có lượng đường trong máu cao trong khoảng thời gian từ vài tuần đến vài tháng.

  • Nếu chỉ số HbA1c của bạn từ 6.5% trở lên và bạn chưa mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
  • Nếu chỉ số trên 7% và bạn mắc bệnh tiểu đường, điều này thường có nghĩa là lượng đường trong máu của bạn không được kiểm soát tốt như lý tưởng. Từ đó bạn nên hỏi thêm bác sĩ về kế hoạch kiểm soát đường huyết về mức mục tiêu cần có. 

Trong trường hợp chỉ số HbA1c cao kéo dài có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:   

  • Biến chứng mắt.
  • Bệnh tim.
  • Bệnh thận.
  • Tổn thương thần kinh.
  • Đột quỵ.
  • Nhiễm toan ceton.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường 

Khi được xét nghiệm có kết quả chẩn đoán nguy cơ bị tiền tiểu đường hoặc bệnh nhân có tiền sử béo phì, gia đình có người mắc bệnh tiểu đường, người bệnh nên thực hiện các biện pháp sau nhằm ngăn ngừa bệnh tiểu đường cũng như những biến chứng liên quan:

  • Thực hiện chế độ ăn hợp lý: Hạn chế lượng carbohydrate, tăng cường chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
  • Tập thể dục thường xuyên: Điều này giúp người bệnh có cân nặng hợp lý, tiêu hao lượng glucose dư thừa và giảm tình trạng kháng insulin của cơ thể.
  • Ngủ đủ giấc: Khi có một giấc ngủ tốt, cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn từ đó phòng ngừa tốt tình trạng kháng insulin cũng như tăng sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Uống đủ nước: Đây là phương pháp giúp cho quá trình chuyển hóa chất của cơ thể hoạt động tốt hơn, đồng thời đào thải độc tốt hạn chế tình trạng đường huyết tăng.

Thông qua chỉ số đường huyết được đề cập ở bài viết trên, bạn có thể so sánh và đánh giá tình trạng bệnh của mình để có phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Xem thêm: Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường là gì?

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *