Kỳ thị bệnh tiểu đường là gì?

“Kỳ thị bệnh tiểu đường” là thuật ngữ dùng để mô tả những giả định và đánh giá tiêu cực về những người mắc bệnh tiểu đường. Những người mắc bệnh tiểu đường và béo phì thường xấu hổ về ngoại hình cũng như những biến chứng của bệnh gây ra. Điều này có thể gây bất lợi cho sức khỏe của người bệnh dẫn đến chất lượng cuộc sống bị giảm sút và xảy ra các rối loạn tâm lý như trầm cảm. Bài viết này thảo luận về những quan điểm sai lầm cũng như những tác hại của sự kỳ thị bệnh tiểu đường, từ đó có thể làm thay đổi cách nhìn của cộng đồng đối với những người mắc bệnh này.

Kỳ thị bệnh tiểu đường là gì?

Sự kỳ thị bệnh tiểu đường 

Ví dụ về sự kỳ thị bệnh tiểu đường

Sự kỳ thị bệnh tiểu đường có thể có nhiều hình thức. Ví dụ, một người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể tự xấu hổ sau khi được chẩn đoán. Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp cũng có thể góp phần gây ra sự kỳ thị đối với bệnh tiểu đường.

Khi một người có cảm giác tiêu cực vì bị kỳ thị, họ có thể cảm thấy xấu hổ về bản thân vì đã ăn uống một số loại thực phẩm không hợp lý hoặc bỏ qua một buổi tập luyện. Những người xung quanh cũng có thể đánh giá gay gắt về những thói quen không tốt này.

Thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay

Những quan niệm sai lầm về bệnh tiểu đường tuýp 2

Một quan niệm sai lầm phổ biến về bệnh tiểu đường tuýp 2 là những người thừa cân hoặc béo phì sẽ tự động mắc hoặc phát triển bệnh tiểu đường. Mặc dù béo phì có thể là yếu tố nguy cơ gây nên bệnh tiểu đường và nhiều tình trạng sức khỏe khác, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ của vấn đề liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường.

Một quan niệm sai lầm phổ biến khác là mọi người tự gây ra bệnh tiểu đường bằng cách ăn quá nhiều thực phẩm có đường và không lành mạnh, lười biếng tập thể dục. Những định kiến này xuất phát từ việc thiếu hiểu biết về bệnh và đổ lỗi khi không có lý do.

Những người dùng insulin để điều trị bệnh tiểu đường cũng có thể dễ cảm thấy bị kỳ thị hơn vì mọi người cho rằng những người cần insulin sẽ không thể kiểm soát bệnh hiệu quả nếu không có nó. Đây là một sự việc phản ánh sự thiếu hiểu biết xung quanh bệnh tiểu đường.

Tác hại của sự kỳ thị đối với bệnh nhân tiểu đường

Sự kỳ thị xung quanh bệnh tiểu đường có một số tác dụng phụ đối với những người mắc bệnh. Những tác động này có thể bao gồm:

  • Cảm giác sợ hãi thường xuất hiện.
  • Lo lắng.
  • Xấu hổ.
  • Tự trách móc và cảm giác tội lỗi.
  • Giá trị bản thân thấp.
  • Lòng tự trọng thấp.
  • Trầm cảm.
  • Các vấn đề về khả năng tự quản lý khiến bệnh trở nên không kiểm soát được.
  • Tăng nguy cơ biến chứng như bệnh võng mạc, rối loạn chức năng tình dục và bệnh tim.
  • Chất lượng cuộc sống giảm sút

Làm thế nào để giảm sự kỳ thị 

Có nhiều cách để mọi người có thể giảm bớt sự kỳ thị. Đầu tiên là thông qua giáo dục y tế. Bằng cách tìm hiểu thêm về bệnh tiểu đường, nguyên nhân gây bệnh và cách những người mắc bệnh đối phó và điều trị căn bệnh này, mọi người có thể học cách từ bi hơn. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng các biện pháp can thiệp chống kỳ thị trong hệ thống chăm sóc sức khỏe khi đào tạo các chuyên gia y tế sẽ giúp giảm bớt căng thẳng tâm lý do sự kỳ thị ở những người mắc bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số hoạt động nhằm giảm sự kỳ thị.

Tự vận động

Tự vận động có thể là một cách hiệu quả để loại bỏ hoặc giảm bớt sự kỳ thị đối với bệnh tiểu đường khi nói với người khác về tình trạng của bạn. Mặc dù có thể khó vượt qua chứng trầm cảm và những cảm giác tiêu cực khác liên quan đến căn bệnh này, nhưng điều quan trọng là bạn phải lên tiếng cho chính mình khi đối mặt với những người luôn tạo áp lực cho bạn.

Tự vận động có thể có hiệu quả trong nhiều tình huống:

  • Khi giao tiếp với bạn bè và gia đình.
  • Khi nói về tình trạng của bạn trong cộng đồng.
  • Trong các lần thăm khám sức khỏe.

Với tư cách cá nhân, để giải quyết sự kỳ thị bạn có thể tìm kiếm các nguồn hỗ trợ để giúp bản thân hoặc những người thân của mình tìm hiểu thêm về bệnh tiểu đường và cách quản lý căn bệnh này. Trong những mối quan hệ cộng đồng, bạn có thể nói chuyện với mọi người về những sai lầm và giáo dục họ điều gì là đúng và sai liên quan đến thông tin về bệnh tiểu đường.

Vận động nhóm

Vận động nhóm truyền bá thông điệp xung quanh sự kỳ thị bệnh tiểu đường đến nhiều người hơn nữa cũng là cách để giảm sự kỳ thị bệnh tiểu đường. Trong hoạt động vận động nhóm, bạn có thể sử dụng tiếng nói của mình để giáo dục những người dễ bị kỳ thị bệnh tiểu đường vì họ không hiểu nguyên nhân gây ra bệnh. Bạn cũng không cần phải là người mắc bệnh tiểu đường để trở thành người ủng hộ nhóm, lúc này bạn phải tìm hiểu tình trạng bệnh, tác động của nó đối với những người mắc bệnh, các yếu tố liên quan đến việc phát triển bệnh và cách tự quản lý bệnh.

Vận động nhóm được thiết kế để thay đổi cách mọi người nhìn nhận bệnh tiểu đường ở quy mô lớn hơn, chẳng hạn như trên toàn quốc hoặc toàn cầu.

  • Ở cấp quốc gia, những người ủng hộ nhóm có thể tham gia vào các tổ chức và tổ chức phi lợi nhuận tài trợ cho nghiên cứu về bệnh tiểu đường. Những người ủng hộ có thể nói chuyện với các quan chức chính phủ hoặc các bên có ảnh hưởng kiểm soát luật pháp hoặc chính sách liên quan về chăm sóc hoặc đối phó với bệnh tiểu đường
Chung tay chống lại sự kỳ thị bệnh tiểu đường
Chung tay chống lại sự kỳ thị bệnh tiểu đường
  • Trên toàn cầu: Trên các diễn đàn quốc tế, cách tốt nhất để trở thành người ủng hộ là truyền bá kiến thức sâu rộng nhất có thể và hỗ trợ các nỗ lực gây quỹ cho các dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tiểu đường.

Kỳ thị bệnh tiểu đường đã diễn ra trong một thời gian dài. Mặc dù nó đã được hạn chế bởi những tiến bộ trong giáo dục và các nguồn lực khác, nhưng vẫn có những giả định tiêu cực về những người mắc bệnh tiểu đường và tình trạng của họ. Những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị trầm cảm và lo lắng hơn do sự kỳ thị xung quanh căn bệnh của họ, về cơ bản làm giảm chất lượng cuộc sống của họ. Để giảm bớt sự kỳ thị bệnh tiểu đường, mọi người có thể thực hành việc tự vận động hoặc tham gia nỗ lực xây dựng vận động nhóm.

Xem thêm: DK Pharma chia sẻ kiến thức phòng và điều trị bệnh cùng hội thảo cập nhật chẩn đoán, điều trị bệnh đái tháo đường 2019.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *