Làm gì để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Chúng ta thường thấy những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể sống lâu và khỏe mạnh, vậy có những phương pháp nào giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Mục tiêu chính ở đây là kiểm soát tốt lượng đường trong máu, để làm được điều này ngoài việc thay đổi thói quen, lối sống người bệnh cần tuân thủ thực hiện các phương pháp dưới đây.

Ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Kiểm soát tốt lượng đường trong máu

Kiểm soát lượng đường trong máu là mục tiêu số một của quản lý bệnh tiểu đường, mục tiêu này sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ hoạt động, nguy cơ hạ đường huyết và các tình trạng bệnh lý khác.

Đối với hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu lúc đói nên ở khoảng 80 đến 130 mg/dL, nồng độ này phải dưới 180 mg/dL 2 giờ sau ăn.

Những con số này sẽ khác nếu bạn đang mang thai, trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và người lớn tuổi thường có lượng đường huyết mục tiêu khác nhau.

Duy trì bữa ăn lành mạnh

Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng trong quá trình điều trị. Hiểu được lượng carbohydrate tác động như thế nào đến đường huyết sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng bệnh của mình.

Việc đếm lượng carbohydrate cũng như kiểm soát tốt nguồn thực phẩm có lợi giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường là một vấn đề cần tìm hiểu nhiều, cách tốt nhất để thực hiện là bạn nên kiểm soát đường huyết mỗi lần thay đổi thói quen trong ăn uống từ đó có thể đưa ra kế hoạch ăn uống lành mạnh phù hợp với tình trạng bệnh.

Xem thêm:Lợi ích của chế độ ăn GI thấp.

Tập thể dục thường xuyên

Hoạt động thể chất giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với insulin và giảm tình trạng kháng insulin. Tập thể dục cũng có liên quan đến sức khỏe tim mạch, tăng năng lượng, ngủ ngon hơn và giảm viêm.

Tuy nhiên, với cuộc sống bộn bề hiện nay nhiều người gặp khó khăn với việc tập thể dục đều đặn do thiếu thời gian, thiếu hứng thú hoặc không thể dễ dàng thực hiện. Biện pháp ở đây là bạn cần có động lực trong việc luyện tập, cần hiểu rõ hơn tầm quan trọng của tập thể dục giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường và cũng không nên quá lo lắng rằng có thể đường huyết sẽ xuống quá thấp, lúc này bạn nên đo đường huyết trước và sau mỗi buổi tập nhằm đảm bảo đường huyết vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Giảm cân giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng giảm được 5% cân nặng có thể cải thiện việc điều tiết insulin và độ nhạy insulin. Ngoài ra việc giảm cân còn đem lại một số lợi ích như:

  • Giải quyết tình trạng béo phì và các yếu tố nguy cơ về chuyển hóa liên quan.
  • Cải thiện mức đường huyết.
  • Cải thiện tình trạng bệnh, giảm thiểu số lượng thuốc phải dùng.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh về cholesterol, huyết áp cao.

Việc giảm cân có thể rất khó khăn, tuy nhiên bạn cần nỗ lực để có được những lợi ích như trên nhằm ngăn ngừa biến chứng tiểu đường một cách tốt nhất.

Uống thuốc theo đơn

Quản lý thuốc kết hợp với chế độ ăn và tập thể dục thường là một phần thiết yếu để đạt được mục tiêu điều trị. Thời điểm, liều lượng, tần suất và cách sử dụng là những yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi dùng thuốc. Ngày nay, có rất nhiều nhóm thuốc điều trị tiểu đường khác nhau và phác đồ dùng thuốc tốt nhất là phác đồ đơn giản, hiệu quả và giảm thiểu tác dụng phụ. Nếu bạn đang dùng thuốc theo đơn của bác sĩ mà nhận thấy lượng đường trong máu vẫn cao hơn mục tiêu trong nhiều ngày liên tiếp mặc dù bạn có tập thể dục và ăn uống lành mạnh, lúc này bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và có thể thay đổi thuốc kịp thời. Lưu ý rằng không nên tự ý ngưng thuốc mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

Thuốc cúm cho bệnh nhân tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh phức tạp đòi hỏi phải tự quản lý hằng ngày để giữ mức đường huyết mục tiêu. Những phương pháp trên có thể giúp bạn ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, điều quan trọng là bạn luôn giữ được tinh thần lạc quan, có quyết tâm cao trong quá trình điều trị bệnh của mình. 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *