Đối với người bệnh tiểu đường, ngoài việc phải kiểm tra đường huyết định kỳ tại bệnh viện, bệnh nhân còn có thể tự mình theo dõi đường huyết tại nhà bằng cách đơn giản là sử dụng máy đo đường huyết mini.
Dưới đây là một số lưu ý bạn nên biết khi sử dụng những thiết bị này để có được kết quả chính xác nhất
RỬA TAY TRƯỚC KHI ĐO ĐƯỜNG HUYẾT
Nghe có vẻ đơn giản nhưng đây là bước mà nhiều người thường bỏ qua không chú ý tới.
Người bệnh nên rửa sạch tay bằng xà phòng và lau khô trước khi tiến hành đo đường huyết, nếu tay chưa lau khô và còn dính nước sẽ làm mẫu máu bị pha loãng, khiến kết quả đo được sẽ thấp hơn so với mức đường huyết thực tế.
Rửa tay
LAU SẠCH TAY NẾU SỬ DỤNG MIẾNG GẠC TẨM CỒN HOẶC DUNG DỊCH KHỬ TRÙNG CÓ CHỨA CỒN
Cũng tương tự như dính đường, nếu trên tay bạn dính cồn cũng sẽ có thể ảnh hưởng tới kết quả đo được. Simmons cho biết: “Nếu bạn sử dụng các vật dụng có chứa cồn như miếng gạc tẩm cồn hay các dung dịch khử trùng thì tốt nhất nên chắc chắn lau khô tay trước khi đo đường máu, để đảm bảo tay bạn không còn cồn sót lại”.
Ngoài ra để có kết quả chính xác, bạn cũng không nên uống rượu trước khi tiến hành đo đường máu.
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG QUE THỬ
Với mỗi lô que thử máu, bạn có thể kiểm tra xác suất một vài mẫu để xem chúng có đảm bảo chuẩn chất lượng của nhà sản xuất hay không, bằng cách chèn các que thử vào máy đo đường huyết của bạn, sau đó nhỏ một hai giọt dung dịch mẫu lên que thử và so sánh kết quả đo được với kết quả ghi trên nhãn do nhà sản xuất quy định.
Nếu kết quả không đúng so với phạm vi mà nhà sản xuất quy định hãy báo lại cho nhà sản xuất, bởi vì nếu không kết quả cũng sẽ có thể không chính xác với mẫu máu của bạn.
Kiểm xoát chất lượng que thử
Về bản chất, que thử giống như một phòng thí nghiệm di động, chính vì vậy cần bảo quản chúng trong điều kiện thích hợp, tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, ví dụ như không để que thử trong xe hoặc nơi có nhiệt độ cao, nơi có độ ẩm cao… Việc bảo quản chúng trong điều kiện quá lạnh cũng không tốt, có thể gây ra các sai số khi đo.
Que thử có độ chính xác giảm theo thời gian vì vậy trước khi sử dụng nên chú ý xem mẫu còn sử dụng được không bằng cách kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm.
Nói chung trong quá trình bạn tự đo đường huyết, bất cứ yếu tố nào cũng có thể xảy ra và làm kết quả bị sai lệch. Vì vậy nếu bạn đọc được một kết quả bất thường mà dường như không phù hợp với tình trạng thực tế, ví dụ như bạn thấy kết quả lượng đường trong máu thấp bất thường mà không hề có triệu chứng hạ đường huyết, thì tốt nhất nên kiểm tra lại một lần nữa trước khi quyết định đưa ra một biện pháp điều trị phù hợp.