Mẹo giúp người tiểu đường tăng cân mà không lo tăng đường huyết ?

mẹo giúp người tiểu đường tăng cân

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường cần được giảm cân vì chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người mắc bệnh tiểu đường có thể cần phải tăng cân, ví dụ như người bệnh chán ăn do căng thẳng hoặc các lý do khác gây sụt cân. Bên cạnh đó việc giảm cân không chủ ý cũng có thể là một triệu chứng của bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số phương pháp giúp người tiểu đường tăng cân mà không lo tăng đường huyết.

mẹo giúp người tiểu đường tăng cân

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng như thế nào đến cân nặng của bạn?

Mặc dù, một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường tuýp 2 là tình trạng thừa cân. Tuy nhiên, một số người bị giảm cân không rõ nguyên nhân hoặc không chủ ý có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường chưa được chẩn đoán.

Các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát cân nặng xoay quanh insulin, một loại hormon do tuyến tụy sản xuất. Những người mắc bệnh tiểu đường không thể sử dụng hoặc sản xuất đủ insulin để vận chuyển lượng đường dư thừa ra khỏi máu và vào tế bào, nơi nó có thể được sử dụng để tạo năng lượng. Điều này khiến cơ thể bạn đốt cháy lượng mỡ dự trữ hiện có để cung cấp năng lượng cho tế bào. Nếu lượng đường trong máu liên tục thay đổi, cơ thể sẽ tiếp tục tiêu hao lượng mỡ dự trữ dẫn đến giảm cân.

Phương pháp giúp người tiểu đường tăng cân mà không lo tăng đường huyết?

Đặt mục tiêu cho cân nặng của bạn

Bạn phải biết cân nặng hiện tại của bạn là bao nhiêu và xác định tổng số cân nặng bạn muốn tăng. Từ đó, đặt mục tiêu đạt được hàng tuần giúp bạn lập biểu đồ tiến trình tăng cân của mình. Bạn cũng nên biết chỉ số BMI phù hợp với khung người và chiều cao của mình là bao nhiêu để thiết lập cân nặng chuẩn cần đạt.

Ăn sáu bữa nhỏ mỗi ngày thay vì ba bữa lớn

Cách duy nhất để người tiểu đường tăng cân là tăng lượng calo tiêu thụ. Bí quyết là bạn nên ăn thực phẩm lành mạnh cứ sau 3 giờ hoặc lâu hơn, trước khi cơ thể bạn bắt đầu đốt cháy lượng mỡ dư thừa để lấy năng lượng. Việc làm quen với chế độ ăn uống này cần một chút luyện tập cũng như lập kế hoạch, điều này có nghĩa là bạn nên chú ý đến những gì bạn ăn, để lượng hấp thụ càng giàu chất dinh dưỡng và calo càng tốt.

Bạn nên lên kế hoạch cho bữa ăn của bạn trong tuần có thể hữu ích. Bữa ăn của bạn nên bao gồm:

  • Protein nạc.
  • Chất béo không bão hòa.
  • Ngũ cốc nguyên hạt.
  • Trái cây.
  • Rau.

Cố gắng uống nhiều nước trước bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn xong, thay vì uống trong bữa ăn, vì điều này sẽ khiến bạn nhanh no hơn.

Xem thêm:Mẹo ăn uống kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Cung cấp lượng carbs lành mạnh trong suốt cả ngày

Ăn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp rất quan trọng để duy trì lượng đường trong máu ổn định. Việc bổ sung các loại carb lành mạnh vào kế hoạch ”sáu bữa ăn mỗi ngày” có thể giúp bạn tăng cân, nhưng điều quan trọng là phải theo dõi mức đường huyết của bạn. Việc bổ sung protein hoặc chất béo trong thực đơn có thể giúp tăng mức tiêu thụ calo mà không khiến lượng đường của bạn tăng đột biến. Các carb lành mạnh bao gồm:

  • Ngũ cốc nguyên hạt.
  • Rau quả.
  • Dầu ô liu.
  • Cá hồi.
  • Cá thu.

Cung cấp đủ protein trong chế độ ăn uống 

Protein cần thiết để duy trì khối lượng cơ bắp. Các nguồn protein tốt bao gồm:

  • Cá.
  • Gà.
  • Đậu.
  • Trứng.

Tăng cường tập luyện nâng cao sức đề kháng 

Tập luyện sức đề kháng với tạ và máy móc có thể giúp bạn có thêm cơ bắp săn chắc cũng như tăng cảm giác thèm ăn. Bạn cũng có thể thử rèn luyện sức đề kháng dưới nước hoặc tập với bóng. Tuy nhiên, việc tăng cường tập luyện bao gồm nhiều hoạt động, cần lưu ý rằng tập thể dục nhịp điệu đốt cháy nhiều calo hơn và hãy đảm bảo bù lượng calo bằng chế độ ăn uống hợp lý.

Theo dõi tiến trình bằng cách kiểm tra cân nặng hàng tuần

Cách duy nhất để biết bạn đang tăng cân là tự cân và kiểm soát cân nặng của mình. Việc cân hàng tuần có thể theo dõi tiến trình của bạn và giúp bạn sửa đổi thói quen ăn uống hiện tại nếu cần.

Người tiểu đường tăng cân có thể là một thách thức, điều này giúp cơ thể bạn có thêm năng lượng để chống lại bệnh tật nhưng cũng có thể làm tăng đường huyết nếu không kiểm soát chế độ ăn hợp lý. Vậy nên, với bất kỳ thay đổi nào trong lối sống bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được lời khuyên hữu ích nhất.

Xem thêm: Tại sao chúng ta lại mắc bệnh tiểu đường?

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *