Thời tiết nắng nóng trong mùa hè là một trở ngại lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
5 LƯU Ý ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG KHI THỜI TIẾT NẮNG NÓNG để bảo vệ sức khỏe của bản thân
UỐNG NHIỀU NƯỚC HƠN
Việc thiếu chất dịch cần thiết có thể dẫn tới mất nước trong mùa hè.
Người bệnh tiểu đường càng tăng nguy cơ mất nước do hàm lượng đường huyết cao.
Điều này kết hợp với viêm dạ dày ruột, một tình trạng người bệnh tiểu đường dễ mắc do hệ miễn dịch kém, khiến cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Vì vậy uống 2 tới 3 lít nước trong ngày sẽ tốt cho người bệnh tiểu đường trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm.
NÓI KHÔNG VỚI ĐỒ UỐNG LẠNH
Đồ uống lạnh có thể dẫn tới cảm lạnh hoặc đau họng ở nguời bệnh tiểu đường do họ có hệ miễn dịch kém .
Đối với những người bị viêm phế quản, tình trạng này sẽ trầm trọng hơn và cần điều trị. Vì các steroid được sử dụng để điều trị tình trạng này khiến bệnh tiểu đường trở nên khó kiểm soát.
Không uống lạnh
HẠN CHẾ RA NGOÀI VÀO GIỜ NÓNG CAO ĐIỂM
Tốt nhất là người bệnh tiểu đường nên ở trong nhà từ 11 giờ trưa tới 3 giờ chiều vì họ thường bị dị ứng da.
Thậm chí những trường hợp nhiễm trùng hoặc dị ứng da nhẹ cũng có thể bùng phát mạnh nếu tiếp xúc với ánh nắng gắt và tình trạng này rất phổ biến vào mùa hè.
Mặc quần áo vải cotton và sử dụng ô có thể giúp hạn chế ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời khi đi ra ngoài
KIỂM TRA MẮT THƯỜNG XUYÊN
Phần lớn những người bị bệnh tiểu đường đều sẵn có vấn đề về mắt như bệnh võng mạc tiểu đường, glôcôm.
Với những tình trạng này, người bệnh tiểu đường dễ bị các nhiễm trùng mắt phổ biến vào mùa hè như viêm kết mạc hoặc các nhiễm trùng khác.
Vì vậy, cần kiểm tra mắt định kì trong mùa hè. Ngoài ra, cũng cần giữ vệ sinh mắt sạch sẽ.
Kiểm tra mắt thường xuyên
KIỂM TRA ĐƯỜNG HUYẾT THƯỜNG XUYÊN
Bất kể vào mùa nào, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát đường huyết thường xuyên. Những người tiêm insulin cần thận trọng hơn. Việc bảo quản thuốc và thiết bị cần được đảm bảo trong điều kiện thời tiết nắng nóng mùa hè.
Sử dụng thiết bị hư hỏng có thể vô tình làm tăng lượng đường huyết. Thận trọng khi sử dụng các thiết bị cầm tay tiện lợi hoặc duy trì sự an toàn bằng cách làm xét nghiệm máu thường xuyên.
Đo đường huyết thường xuyên