Người tiểu đường ăn được khoai lang không?

Khoai lang tuy rất bổ dưỡng phù hợp với mọi độ tuổi nhưng không phải ai cũng có thể tiêu thụ được khoai lang. Bên cạnh đó khoai lang thường có vị ngọt khiến một số người thường băn khoăn không biết liệu người tiểu đường ăn được khoai lang không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

người tiểu đường ăn được khoai lang không

Một số đối tượng không nên ăn khoai lang

  • Người bị bệnh thận sẽ có chức năng loại bỏ kali dư thừa bị yếu đi, trong đó khoai lang lại chứa nhiều kali, vậy nên nếu người bị bệnh thận nếu ăn quá nhiều khoai lang sẽ khiến rối loạn nhịp tim, yếu tim.
  • Người gặp vấn đề về đường tiêu hóa không nên ăn khoai lang vì khi ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, trướng bụng.
  • Bệnh nhân dạ dày: người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, nếu ăn khoai lang sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Người đang đói: Vì trong củ khoai lang có chứa nhiều đường nên nếu ăn nhiều lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ nóng, sinh hơi trướng bụng.
  • Người bị bệnh tiểu đường: Do khoai lang có hàm lượng đường cao nên người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn khoai lang. 

Tuy là một thực phẩm rẻ, nhưng thành phần dinh dưỡng phong phú, khoai lang rất giàu vitamin và khoáng chất và cung cấp một lượng lớn betacaroten, vitamin C và kali. Các nhà khoa học chỉ ra rằng chất chống oxy hóa của khoai lang tăng lên khi màu sắc của củ khoai đậm hơn.

Người tiểu đường ăn được khoai lang không?

Như đã đề cập ở trên, người tiểu đường nên hạn chế ăn khoai lang do khoai lang có hàm lượng đường cao.Do hàm lượng đường trong mỗi loại khoai lang là khác nhau nên người tiểu đường sẽ phù hợp với  khoai lang có hàm lượng đường thấp.

Trên thực tế có rất nhiều loại khoai lang khác nhau và có màu sắc khác nhau như khoai lang tím, khoai lang vàng hay khoai lang trắng và khoai lang vàng luôn ngọt hơn các loại khoai lang khác. Thông thường độ ngọt của khoai lang phụ thuộc vào lượng đường cũng như cấu trúc tinh bột có trong củ khoai lang. Do vậy khoai lang vàng có lượng đường cao hơn các loại khoai lang khác.

Ngoài tinh bột, khoai lang còn chứa chất xơ, vitamin C, A, chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Hầu như các chất dinh dưỡng trong các loại khoai lang là như nhau, tuy nhiên khoai lang trắng có hàm lượng tinh bột thấp hơn nên phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường. Vậy nên người tiểu đường ăn được khoai lang trắng với lượng hợp lý mà không ảnh hưởng đến đường huyết của cơ thể.

Rau khoai lang có tốt cho sức khỏe người tiểu đường hay không?

Rau khoai lang là một loại rau nên chất dinh dưỡng cũng như vitamin, muối khoáng cũng tương tự như củ khoai lang. Tuy nhiên củ khoai lang có lượng carbohydrate cao hơn, còn rau khoai lang sẽ cung cấp nhiều vitamin, muối khoáng cũng như lượng chất xơ cao hơn.

Do rau khoai lang có tính hàn rất tốt cho những người bị táo bón, còn đối với những người khi sử dụng sản phẩm có tính hàn hay bị rối loạn tiêu hóa thì không nên ăn rau khoai lang.

Từ những chia sẻ trên đây, bạn có thể biết được người tiểu đường ăn được khoai lang trắng với số lượng hợp lý. Bên cạnh đó, rau khoai lang cũng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tương tự củ khoai lang và còn chứa nhiều chất xơ rất phù hợp cho người tiểu đường. Vậy nên, nếu bạn bị tiểu đường mà vẫn muốn ăn củ khoai lang, bạn có thể ăn khoai lang trắng và hạn chế tiêu thụ quá nhiều trong ngày vì nhìn chung củ khoai lang vẫn chứa nhiều carbohydrate không tốt cho người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, một số người có bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, người bị bệnh thận hay bị viêm loét dạ dày không nên ăn khoai lang để tránh tình trạng trầm trọng hơn.

Xem thêm: 5 loại thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *