Thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2

Lựa chọn lối sống tốt, bao gồm ăn uống lành mạnh, tập thể dục và duy trì cân nặng khỏe mạnh, là chìa khóa để kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2. Nhưng bạn cũng có thể cần dùng thuốc để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 nhằm giữ đường huyết ở mức ổn định. Có nhiều loại thuốc điều trị tiểu đường khiến bạn có nguy cơ bị nhầm lẫn, vậy nên hãy dành thời gian để tìm hiểu về những loại thuốc này theo các mục dưới đây.

thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2

Cơ chế của thuốc điều trị tiểu đường

Có một số nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, mỗi nhóm hoạt động theo một cơ chế khác nhau để giảm lượng đường trong máu. Các nhóm này hoạt động bằng cách:

  • Khiến tuyến tụy sản xuất và tiết ra nhiều insulin hơn.
  • Hạn chế khả năng tạo và giải phóng đường của gan.
  • Ngăn chặn hoạt động của các enzyme trong ruột phân hủy carbohydrate, làm chậm tốc độ hấp thụ carbohydrate của tế bào.
  • Cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin.
  • Hạn chế khả năng hấp thụ đường của thận, làm tăng lượng đường thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.
  • Làm chậm tốc độ di chuyển thức ăn qua dạ dày.

Các thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2

Dưới đây là danh sách các loại thuốc tiểu đường phổ biến.

Nhóm thuốc uống

Nhóm thuốc uống điều trị tiểu đường tuýp 2

Nhóm meglitinides

Thuốc:

  • Repaglinide
  • Nateglinide

Cơ chế hoạt động:

  • Kích hoạt giải phóng insulin từ tuyến tụy.

Ưu điểm:

  • Tác dụng nhanh.

Tác dụng phụ:

  • Bị giảm đường huyết quá thấp.
  • Tăng cân.

Nhóm sulfonylureas

Thuốc:

  • Glipizide (Glucotrol XL)
  • Glimepiride (Amaryl)
  • Glyburide (DiaBeta, Glynase)

Cơ chế:

  • Kích hoạt giải phóng insulin từ tuyến tụy.

Ưu điểm:

  • Giá rẻ.
  • Có tác dụng hạ đường huyết.

Tác dụng phụ:

  • Hạ đường huyết quá thấp.
  • Tăng cân.
  • Phát ban da.
  • Buồn nôn hoặc nôn nếu bạn uống rượu.

Nhóm thuốc ức chế dipeptidyl-peptidase 4 (DPP-4) 

Thuốc

  • Saxagliptin (Onglyza)
  • Sitagliptin (Januvia)
  • Linagliptin (Tradjenta)
  • Alogliptin (Nesina)

Cơ chế:

  • Giúp giải phóng insulin khi lượng đường trong máu cao.
  • Hạn chế khả năng giải phóng glucose của gan.

Ưu điểm:

  • Không tăng cân.
  • Không làm lượng đường trong máu xuống quá thấp khi dùng đơn độc hoặc kết hợp với metformin.

Tác dụng phụ:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Đau họng.
  • Đau đầu.

Nhóm biguanides

Thuốc

  • Metformin (Fortamet, Glumetza, others)

Cơ chế

  • Hạn chế khả năng giải phóng đường của gan.
  • Cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin.

Ưu điểm:

  • Rất hiệu quả.
  • Có thể dẫn đến giảm cân nhẹ.
  • Giá rẻ.

Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn.
  • Đau bụng.
  • Tiêu chảy.
  • Rất hiếm khi xảy ra hiện tượng tích tụ acid lactic có hại – một tình trạng nhiễm acid lactic – ở những người suy thận hoặc suy gan.

Nhóm thiazolidinediones

Thuốc

  • Rosiglitazone (Avandia)
  • Pioglitazone (Actos)

Cơ chế

  • Cải thiện độ nhạy cảm ở tế bào với insulin.
  • Hạn chế khả năng tạo và giải phóng đường ở gan.

Ưu điểm:

  • Có thể làm tăng nhẹ cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) (là một loại cholesterol tốt).

Tác dụng phụ:

  • Tăng cân.
  • Giữ nước.
  • Tăng nguy cơ gãy xương.
  • Tăng nguy cơ các vấn đề về tim bao gồm suy tim.
  • Có thể tăng nguy cơ ung thư bàng quang với pioglitazone.

Những người có vấn đề về gan hoặc có tiền sử suy tim không nên dùng loại thuốc trị tiểu đường này.

Nhóm thuốc ức chế alpha-glucosidase 

Thuốc

  • Acarbose
  • Miglitol (Glyset)

Cơ chế:

  • Làm chậm khả năng phân hủy tinh bột và một số loại đường của cơ thể.

Ưu điểm:

  • Không tăng cân.
  • Không làm lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp trừ khi bạn sử dụng kết hợp với insulin hoặc sulfonylurea.

Tác dụng phụ:

  • Đầy hơi.
  • Đau bụng.
  • Tiêu chảy.

Nhóm thuốc ức chế sodium-glucose transporter 2 (SGLT2) 

Thuốc:

  • Canagliflozin (Invokana)
  • Dapagliflozin (Farxiga)
  • Empagliflozin (Jardiance)
  • Ertugliflozin (Steglatro)

Cơ chế:

  • Hạn chế khả năng hấp thụ đường của thận, làm tăng lượng đường thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.

Ưu điểm:

  • Có thể dẫn tới giảm cân.
  • Có thể hạ huyết áp.

Tác dụng phụ:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Nhiễm trùng nấm men.

Nhóm thuốc cô lập axit mật

Thuốc:

  • Colesevelam (Welchol)

Cơ chế:

  • Giảm cholesterol và có tác dụng nhỏ trong việc hạ đường huyết khi dùng chung với các thuốc trị tiểu đường khác.

Ưu điểm:

  • Có khả năng ăn toàn cho những người bị bệnh vê gan.

Tác dụng phụ:

  • Đầy hơi.
  • Táo bón.
  • Khó tiêu.
  • Tăng chất béo trung tính.

Nhóm Thuốc tiêm

Nhóm thuốc Amylin

Thuốc:

  • Pramlintide (Symlin)

Cơ chế:

  • Giúp điều hòa lượng đường trong máu.
  • Giúp thức ăn di chuyển chậm qua dạ dày.
  • Được sử dụng với mũi insulin.

Ưu điểm:

  • Có thể giảm cảm giác đói.
  • Có thể giảm cân nhẹ.

Tác dụng phụ:

  • Mức đường huyết xuống quá thấp.
  • Buồn nôn.
  • Đau bụng.

Nhóm thuốc đồng vận GLP-1

Thuốc

  • Dulaglutide (Trulicity)
  • Exenatide (Byetta, Bydureon Bcise)
  • Liraglutide (Saxenda, Victoza)
  • Lixisenatide (Adlyxin)
  • Semaglutide (Ozempic, Rybelsus, Wegovy)

Cơ chế:

  • Nguyên nhân giải phóng insulin khi lượng đường trong máu tăng lên.
  • Có thể được sử dụng với metformin, insulin cơ bản hoặc sulfonylurea.

Ưu điểm:

  • Có thể giảm cơn đói.
  • Có thể dẫn đến giảm cân.

Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn.
  • Nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Đau bụng.
  • Tăng nguy cơ viêm tụy.

Trên đây là các thuốc điều trị tiểu đường bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, không có phương pháp điều trị bệnh tiểu đường nào là tốt nhất cho tất cả mọi người. Những gì hiệu quả với một người có thể không hiệu quả với người khác. Bác sĩ có thể giúp bạn kê một loại thuốc hoặc nhiều loại thuốc có thể phù hợp với kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường của bạn. Đôi khi việc kết hợp thuốc có thể làm tăng hiệu quả của từng loại thuốc trong việc hạ đường huyết. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về những ưu và nhược điểm của các loại thuốc dành cho bạn.

Xem thêm: Các xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *