Đối với bệnh nhân tiểu đường, chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng kiểm soát bệnh và ổn định đường huyết. Việc bạn ăn thực phẩm này, không ăn thực phẩm khác sẽ quyết định chỉ số đường huyết của bạn. Một số thực phẩm tốt nhất cho người tiểu đường như rau, trái cây, protein lành mạnh…sẽ mang lại những lợi ích đáng kể.
Tuy những thực phẩm chứa đường và tinh bột đều khiến lượng đường trong máu tăng nhưng không có nghĩa là bạn phải loại bỏ hoàn toàn chúng trong thực đơn. Nếu bạn ăn với số lượng phù hợp thì đường và tinh bột sẽ giúp tạo ra bữa ăn cân bằng. Việc ăn bao nhiêu carbohydrate có đường và tinh bột phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng bệnh và lối sống: thuốc men, mức độ hoạt động hàng ngày….
Chìa khóa để ổn định đường huyết chính là các loại thực phẩm tốt nhất dành cho bệnh nhân tiểu đường như: các loại trái cây và hoa quả, thịt nạc, thực phẩm bổ sung ít đường và cần tránh các chất béo chuyển hóa, đặc biệt là thực phẩm chế biến sẵn.
Danh sách thực phẩm tốt nhất cho người bị tiểu đường
Các loại rau lá xanh là một trong những thực phẩm tốt nhất cho người bị tiểu đường
Nhờ lượng vitamin, khoáng chất cũng như các chất dinh dưỡng đầy đủ và phong phú mà các loại rau lá xanh trở thành thực phẩm tốt nhất cho người bị tiểu đường mà chúng tôi kể đến đầu tiên. Lượng đường mà rau lá xanh cung cấp ở mức tối thiểu. Hơn nữa rau xanh còn chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao cùng nhiều enzym giúp tiêu hóa tinh bột.
Một số rau lá xanh phổ biến như: rau bina, cải xoăn, bắp cải, súp lơ xanh, rau diếp, đậu xanh, rau chân vịt…chứa nhiều kali, vitamin A, canxi thực vật và cả protein, chất xơ cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng các loại rau này trong bữa chính hoặc bữa phụ thông qua việc chế biến các món luộc hoặc salad, súp. Sử dụng rau xanh cùng với thịt nạc hoặc thịt gà sẽ mang đến cho bệnh nhân tiểu đường một bữa ăn ngon miệng và lành mạnh.
Một số thông tin cho rằng việc uống nước ép súp lơ xanh sẽ giúp điều chỉnh đường huyết và ổn định huyết áp cho người bị tăng huyết áp cận lâm sàng.
Các loại ngũ cốc
Ngũ cốc nguyên hạt tốt hơn ngũ cốc tinh chế bởi nó chứa hàm lượng chất xơ và chất dinh dưỡng lớn hơn. Chất xơ sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và điều này rất có ý nghĩa với người mắc bệnh tiểu đường bởi việc hấp thu dinh dưỡng chậm sẽ giúp đường huyết ổn định.
Chỉ số đường huyết của bột mì nguyên cám thấp hơn nhiều so với bột mì trắng nên nó không làm tăng đường trong máu. Một số ngũ cốc nguyên hạt khác tốt cho bệnh nhân tiểu đường như: gạo lứt, bánh mì nguyên hạt, mì ống nguyên chất, diêm mạch, kiều mạch, kê, bột lúa mạch đen.
Các loại cá béo
Nếu như thịt mỡ không tốt thì cá béo lại là một trong những thực phẩm tốt nhất cho người bị tiểu đường. Cá béo chứa các axit béo (omega-3) và là nguồn dinh dưỡng lành mạnh cho mọi chế độ ăn kiêng. Các axit béo như EPA và DHA giúp tăng cường trí não, thị lực và sức khỏe tim mạch, trí nhớ, nó giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy các chất béo không bão hòa sẽ giúp kiểm soát tốt đường trong máu và lipid của bệnh nhân tiểu đường. Một số loài cá béo mà bạn có thể thêm vào thực đơn của mình như: cá ngừ, cá trích, cá thu, cá hồi, cá mòi…Hãy thưởng thức món cá nướng, cá chiên bằng nồi chiên không dầu thay vì chiên bằng các loại chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa, nó sẽ tốt hơn cho đường huyết của bạn.
Một số thực vật cũng chứa những axit béo có lợi này như: rong biển, tảo bẹ, tảo xoắn.
Các loại đậu là thực phẩm tốt nhất cho người bị tiểu đường
Đậu là thực phẩm tốt nhất cho người bị tiểu đường bởi chúng vừa là nguồn cung cấp protein thực vật lại có thể giúp bạn no bụng mà vẫn có thể giảm lượng carbohydrate nạp vào cơ thể bởi chỉ số đường huyết (GI) của đậu rất thấp. Tiêu thụ đậu sẽ giúp bạn điều chỉnh lượng đường huyết hiệu quả hơn rất nhiều so với các tinh bột khác.
Không chỉ giúp ổn định đường huyết, ăn đậu còn giúp bạn giảm cân và kiểm soát huyết áp cũng như mỡ máu.
Ngoài ra đậu còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể bạn như sắt, magie, kali. Bạn có thể chế biến đậu với nhiều thực phẩm khác nhau như: xào, nấu với thịt nạc, nấu chè với đường không năng lượng, hầm, ăn với rau.
Quả óc chó
Cũng như các loại hạt khác, óc chó là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời dành cho người ăn kiêng, chúng cũng chứa nhiều axit béo giúp cho tim và trí não khỏe mạnh. Trong óc chó chứa axit béo alpha-lipoic (ALA) rất quan trọng với sức khỏe tim mạch. Việc tiêu thụ các loại axit béo này giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở những người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài axit béo, quả óc chó còn chứa một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, vitamin B6, magie, sắt.
Một số nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên ăn quả óc chó sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Bạn có thể thêm óc chó vào các món salad, bữa phụ hoặc uống sữa hạt óc chó để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà vẫn kiểm soát tốt đường huyết.
Trái cây có múi
Trái cây có múi rất phù hợp với người bị tiểu đường bởi nó cung cấp nhiều vitamin mà không chứa bất kỳ loại carbohydrate nào. Việc ăn cam, quýt, bưởi, chanh mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường. Thay vì ăn các loại quả ngọt như xoài, chuối, mít, bạn hãy lựa chọn họ nhà cam quýt.
Trái cây có múi không chỉ chứa nhiều vitamin và khoáng chất mà còn chứa một số chất chống oxy hóa như bioflavonoid và naringin giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường. , chịu trách nhiệm về tác dụng trị bệnh tiểu đường của cam.
Quả mọng
Giống như trái cây có múi, quả mọng cũng là một trong nhiều thực phẩm tốt nhất cho người bị tiểu đường. Quả mọng thuộc nhóm trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa nhất và giúp bạn loại bỏ căng thẳng. Căng thẳng làm tăng nguy mắc bệnh tim mạch, ung thư và cả bệnh tiểu đường do sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa.
Một số quả mọng tốt cho bệnh nhân tiểu đường như: việt quất, mâm xôi, dâu tây…đều chứa hàm lượng lớn các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: vitamin C, mangan, kali.
Bạn có thể sử dụng quả mọng như một món tráng miệng, món salad hoặc chế biến thành nước sinh tố giải khát.
Khoai lang
Khoai lang có chỉ số đường GI thấp hơn so với khoai tây.. Chính vì chúng giải phóng đường chậm hơn khoai tây và không làm ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu nên chúng trở thành một trong những thực phẩm tốt nhất cho người bị tiểu đường.
Ngoài ra khoai lang cũng là một nguồn dồi dào chất xơ và các loại vitamin A, vitamin C, kali…
Để tận hưởng lợi ích từ khoai lang, bạn có thể thưởng thức món khoai lang nướng, khoai luộc hoặc khoai lang nghiền. Bạn hãy thêm một chút thịt nạc và rau xanh để có được bữa ăn cân bằng.
Sữa chua lợi khuẩn
Sữa chua chứa men vi sinh không chỉ là bữa ăn phụ tốt cho hệ tiêu hóa mà nó còn giúp bệnh nhân tiểu đường cải thiện mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn sữa chua lợi khuẩn thường xuyên còn giúp kháng viêm và giảm oxy hóa và tăng độ nhạy insulin của cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn sữa chua ít đường hoặc không đường để không làm tăng chỉ số đường huyết. Một chút quả mọng hoặc hạt thêm vào sữa chua sẽ giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn.
Hạt chia
Hạt chia có thể vẫn còn xa lạ với bạn, đặc biệt với người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường. Hạt chia mới chỉ được biết đến trong những năm gần đây với tên gọi “siêu thực phẩm” bởi nó chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa và lượng omega-3 cao. Hạt chia cũng chứa protein và chất xơ thực vật tốt cho sức khỏe. Chính vì thế mà hạt chia có thể giúp bạn giảm cân nếu thêm vào thực đơn hàng ngày và nó trở thành một trong những thực phẩm tốt nhất cho người bị tiểu đường.
Bạn có thể pha thêm hạt chia vào bất kể món gì như món salad, món nướng, món tráng miệng hoặc thêm vào nước hoặc làm món thạch mát mẻ cho mùa hè.
Thực phẩm người mắc bệnh tiểu đường cần hạn chế
Người bị tiểu đường kiêng ăn gì? Đây là câu hỏi của không ít bệnh nhân tiểu đường. Cùng với việc tiêu thụ các thực phẩm tốt nhất cho người bị tiểu đường, bạn cần hạn chế một số thực phẩm có chỉ số GI cao làm cho đường trong máu tăng nhiều hơn.
Nếu bạn muốn sử dụng thực phẩm có GI cao, bạn hãy kết hợp chúng với các thực phẩm có GI thấp tốt cho người mắc bệnh tiểu đường mà chúng tôi đã nhắc đến ở trên để có một bữa ăn cân bằng và hạn chế đường trong máu.
Một số thực phẩm bạn cần hạn chế như: bánh mì trắng, gạo trắng, cơm chiên, mì ống trắng, khoai tây, bí ngô, dưa, dứa, mít, sầu riêng. Dưới đây là các nhóm thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường cần giảm trong thực đơn hàng ngày.
Thực phẩm giàu carbohydrate
Carbohydrate là một phần quan trọng của tất cả các bữa ăn. Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường được hưởng lợi từ việc hạn chế lượng carbohydrate trong chế độ ăn uống cân bằng hoặc kết hợp carbs với nguồn protein hoặc chất béo lành mạnh.
Các loại trái cây có GI cao
Đa phần ăn trái cây sẽ không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, tuy nhiên có một vài trái cây có chỉ số GI cao khiến lượng đường trong máu tăng như: dưa, dứa, mít, sầu riêng…
Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa không lành mạnh, chúng khiến cho bệnh tiểu đường của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì thế bệnh nhân tiểu đường cần tránh sử dụng thực phẩm rán với dầu mỡ hoặc thực phẩm chế biến như: khoai tây chiên, các món nướng.
Đường tinh luyện và đồ uống có đường
Bệnh nhân tiểu đường chắc chắn cần hạn chế hoặc tránh dùng đường tinh luyện có trong các loại bánh kẹo. Nếu bạn muốn thêm vị ngọt, hãy dùng đường không năng lượng.
Bạn cũng nên tránh xa các loại đồ uống có đường vì chúng sẽ làm giảm độ nhạy insulin như: nước ngọt, nước tăng lực, cà phê tan…
Thức ăn mặn
Muối không làm ảnh hưởng đến đường huyết nhưng nó làm tăng huyết áp của bệnh nhân tiểu đường. Điều này thực sự tồi tệ vì người mắc bệnh tiểu đường nếu ăn nhiều muối sẽ bị huyết áp cao dẫn đến kháng insulin.
Rượu bia
Rượu bia nếu uống điều độ không những không mang lại rủi ro cho bệnh nhân tiểu đường mà còn có thể hạ đường huyết. Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều rượu, bạn sẽ dễ mắc các bệnh tim mạch huyết áp khiến đường huyết tăng cao.
Bài viết liên quan: 10 Mẹo tốt nhất về cách ăn uống để kiểm soát bệnh tiểu đường