Bệnh nhân tiểu đường bị cúm và những vấn đề liên quan

Ai cũng có thể mắc cúm mùa và bệnh nhân tiểu đường cũng vậy. Nhưng sẽ khó khăn hơn để kiểm soát đường huyết khi người bệnh mắc cúm. Chính vì thế mà bệnh nhân tiểu đường bị cúm là điều cần tránh và cần được điều trị nhanh chóng.

Cúm là bệnh liên quan đến đường hô hấp do virus gây ra và dễ dàng lây lan từ người này sang người khác thông qua việc hít những giọt bắn do người bệnh hắt hơi hoặc ho. Tuy cúm là bệnh thông thường và sẽ tự khỏi sau vài ngày nhưng nếu không giữ gìn sức khỏe và chăm sóc đúng cách thì có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm là viêm phổi. Và bệnh nhân tiểu đường là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải biến chứng này.

Tại sao bệnh nhân tiểu đường bị cúm có nguy cơ cao bị viêm phổi?

Cúm hay một số bệnh do virus khác có thể khiến cho đường huyết tăng cao và làm tăng nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Một số biến chứng tiểu đường ngắn hạn như:

  • Toan ceton do tiểu đường (DKA): đây là biến chứng khá nguy hiểm có thể gây ra hôn mê, thậm chí tử vong do đường huyết tăng cao. Điều này là do khi người bệnh mắc các bệnh khác sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của insulin làm cho đường trong máu tăng gây ra biến chứng.
  • Tình trạng tăng thẩm thấu do tăng đường huyết. là hiện tượng tượng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, đa phần bệnh nhân sẽ tử vong dù được cấp cứu tại những nơi có đầy đủ thiết bị. Tình trạng này là một hội chứng của tăng glucose rất cao, gây rối loạn tri giác, tăng thẩm thấu, mất nước tế bào và thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường lớn tuổi.

Triệu chứng của bệnh nhân tiểu đường bị cúm

Bệnh nhân tiểu đường bị cúm cũng có những triệu chứng giống như những người không mắc bệnh. Cúm xuất hiện đột ngột kèm theo các triệu chứng như:

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao.
  • Hắt hơi, sổ mũi.
  • Đau đầu, đau nhức cơ bắp, xương khớp. Bệnh nhân cảm cúm thường đau toàn thân và có cảm giác như bị ai đánh.
  • Da ấm và đỏ bừng.
  • Ho khan, đau họng.
  • Đau quanh hốc mắt, mỏi mắt.

Các biến chứng của bệnh cúm

Cúm là một bệnh thông thường nhưng biến chứng của nó lại khá nghiêm trọng. Biến chứng phổ biến của cúm là nhiễm trùng ngực và có nguy cơ cao phát triển thành viêm phổi. Một số biến chứng khác của bệnh cúm mà bạn có thể gặp như: viêm amidan, viêm màng não và viêm não.

Bệnh cúm tuy đơn giản nhưng nó lại có thể là thủ phạm giết người hàng loạt bởi sự biến đổi các chủng virus khiến cơ thể không kịp phòng thủ. Bệnh cúm cũng như các bệnh virus khác, không có thuốc chữa mà chỉ có thể điều trị để làm giảm triệu chứng.

Cũng như dịch Covid vừa qua, cúm có thể gây ra số lượng lớn các ca tử vong mỗi năm và giết chết hàng ngàn người trong một trận dịch.

Tương tác thuốc tiểu đường và thuốc cảm cúm

Mặc dù có khá nhiều thuốc cảm cúm không cần kê đơn nhưng bệnh nhân tiểu đường bị cảm cúm nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để lựa chọn thuốc phù hợp cho mình, tránh tương tác với thuốc tiểu đường.

Một số thuốc cảm cúm bệnh nhân tiểu đường không nên dùng như: thuốc chứa steroid vì chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, thuốc cảm cúm chứa lượng đường cao như các loại thuốc siro và viêm ngậm đau họng.

Bệnh nhân tiểu đường khi dùng thuốc ho dạng siro hay viên ngậm nên lựa chọn các sản phẩm không chứa đường như xịt họng Propobee, viên ngậm Propobee.

Bệnh nhân tiểu đường bị cúm có lượng đường trong máu thay đổi như nào?

Mặc dù bệnh nhân uống thuốc hạ đường huyết có thể bị hạ được huyết nếu không ăn uống đầy đủ, cung cấp đủ carbohydrate cho cơ thể nhưng bệnh cúm vẫn có thể làm cho lượng đường trong máu tăng. Chính vì thế nếu bạn nhiễm cúm, hãy kiểm tra đường huyết nhiều hơn bình thường vì đôi khi các triệu chứng của cúm sẽ làm lu mờ đi triệu chứng đường trong máu tăng cao. Cũng bởi lý do này mà bạn không biết đường huyết của mình đang tăng hay giảm để xử lý kịp thời. Dù tăng hay hạ thì cả hai đều rất nghiêm trọng.

Bệnh tiểu đường, toan ceton và cúm

Toan ceton là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin khiến lượng đường trong máu tăng, sinh ra nhiều axit trong máu (chính là ceton) gây ra rối loạn nặng trong chuyển hóa protid, lipid và carbohydrate.

Nếu bạn đang phải tiêm insulin, bạn cần kiểm tra ceton khi đường huyết tăng trên 15mmol/L. Nếu ceton của bạn quá cao mà không được kiểm soát sớm, bạn sẽ rơi vào tình trạng hôn mê và nguy cơ tử vong là rất lớn.

Bạn cần được kiểm tra ceton thường xuyên đặc biệt là khi bạn đang mắc bệnh cúm hoặc một căn bệnh nào đó do virus.

Bệnh nhân tiểu đường bị cảm cúm nên ăn gì?

Có thể bạn không cảm thấy khát hay đói khi bạn ốm nhưng nếu bạn không ăn uống đủ chất và cung cấp đủ nước cho cơ thể, lượng đường huyết của bạn có thể tăng hoặc giảm. Điều quan trọng là bạn cần có một chế độ ăn uống phù hợp để giúp kiểm soát đường huyết. Nếu không thể ăn nhiều, bạn hãy ăn thành nhiều bữa nhỏ để đảm bảo đủ lượng carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bạn có thể uống nước cam, ăn cháo thịt để cơ thể mau phục hồi.

Bài viết liên quan: Chỉ số HbA1c là gì?

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *