Tiền tiểu đường là dấu hiệu cảnh báo sớm rằng bạn có thể đang tiến tới bệnh tiểu đường tuýp 2, có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu cao hơn bình thường, nhưng không đủ cao để được coi là bệnh tiểu đường tuýp 2. Mặc dù tiền tiểu đường có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim và đột quỵ cao hơn, tuy nhiên việc thay đổi lối sống có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng như các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Dấu hiệu và yếu tố nguy cơ của tiền tiểu đường
Bạn có thể bị tiền tiểu đường trong nhiều năm nhưng không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy bệnh thường không được phát hiện cho đến khi các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tiểu đường tuýp 2 xuất hiện. Khoảng 88 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ sống chung với bệnh tiền tiểu đường, nhưng có tới 85% số người mắc bệnh tiểu đường mà không có kiến thức về căn bệnh này.
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bao gồm:
- Thừa cân (có chỉ số khối cơ thể BMI > 25).
- Sống một lối sống ít vận động.
- Tuổi từ 45 trở lên.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, đặc biệt là cha mẹ, anh chị em mắc bệnh.
- Hoạt động thể chất ít hơn ba lần một tuần.
- Tiền sử bệnh tiểu đường khi mang thai, còn được gọi là bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Biện pháp ngăn ngừa tiền tiểu đường chuyển thành tiểu đường tuýp 2
Bước đầu tiên để ngăn ngừa sự tiến triển của tiền tiểu đường là bạn cần phải có lối sống lành mạnh, thực hiện thay đổi lối sống càng sớm thì bạn càng tăng cơ hội ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số phương pháp giúp ngăn ngừa tiến triển của bệnh tiểu đường.
Giảm cân
Giảm cân có thể làm giảm tình trạng kháng insulin, giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi giảm từ 5-7% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Tăng cường hoạt động thế chất
Hoạt động thể chất thường xuyên có nghĩa là đi bộ nhanh ít nhất 150 phút mỗi tuần hoặc các hoạt động tương tự. Đi xe đạp, chạy, bơi lội và đi bộ đường dài là những hoạt động rất được khuyến khích. Hầu hết các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đề nghị tập thể dục với cường độ vừa phải 30 phút năm ngày một tuần.
Thực hiện các xét nghiệm đường huyết
Xét nghiệm HbA1C
Glucose khi đi vào máu sẽ gắn với hemoglobin, đây là một loại protein có trong tế bào hồng cầu. Xét nghiệm này sẽ đo tỷ lệ phần trăm lượng hồng cầu có hemoglobin gắn với glucose. Thời gian sống của tế bào hồng cầu lên đến 3 tháng nên kết quả xét nghiệm này sẽ cho biết mức đường trung bình trong khoảng 2-3 tháng.
- Mức HbA1C dưới 5,7% được coi là bình thường.
- Mức HbA1C từ 5,7% đến 6,4% được coi là tiền tiểu đường.
- Mức HbA1C từ 6,5% trở lên trong hai xét nghiệm riêng biệt được coi là bệnh tiểu đường tuýp 2.
Điều quan trọng cần lưu ý là xét nghiệm HbA1C không hoàn toàn đúng trong một số trường hợp như mang thai và một số rối loạn về máu.
Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói
Xét nghiệm thứ hai được sử dụng để chẩn đoán tiền tiểu đường là xét nghiệm đường huyết lúc đói. Đây thường là xét nghiệm đầu tiên mà các bác sĩ sử dụng vì cho kết quả ngay lập tức. Mẫu máu sẽ được lấy sau khi bạn nhịn ăn ít nhất 8 giờ hoặc qua đêm. Kết quả được xác định như sau:
- Mức đường huyết lúc đói dưới 100 mg/dL được coi là bình thường.
- Mức đường huyết lúc đói từ 100 đến 125 mg/dL được coi là tiền tiểu đường, kết quả này đôi khi được gọi là suy giảm đường huyết lúc đói.
- Mức đường huyết lúc đói từ 126 mg/dL trở lên được coi là bệnh tiểu đường tuýp2.
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiền tiểu đường bạn nên làm việc với chuyên gia về tiểu đường để thiết lập kế hoạch ăn uống cũng như sinh hoạt hợp lý nhằm ngăn ngừa tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Trong trường hợp bạn thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường như mô tả bên dưới, bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám kịp thời:
- Cảm thấy đói, khát nước.
- Sụt cân bất ngờ.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Tầm nhìn mờ.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Khả năng lành vết thương kém.
Xem thêm: Chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn? (dkbetics.com)