Trên thực tế ít có ai biết đến bài thuốc đông y trị biến chứng tiểu đường, hầu như quá trình điều trị bệnh tiểu đường thường bao gồm thay đổi lối sống kết hợp dùng thuốc tây y. Trong trường hợp xuất hiện các biến chứng nguy hiểm bác sĩ có thể sẽ điều trị song song biến chứng và bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, từ nhiều năm về trước theo y học phương Đông, các bài thuốc đông y đã sử dụng và đem lại kết quả tốt trên nhiều bệnh nhân. Vậy bài thuốc đó là gì và lợi ích của nó như thế nào trong điều trị tiểu đường? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Bệnh tiểu đường trên phương diện y học cổ truyền
Bệnh tiểu đường thuộc phạm vi chứng tiêu khát của y học cổ truyền với 3 triệu chứng chủ yếu: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu tiện nhiều.
Ngày nay tình trạng ăn nhiều đồ cay, béo, ngọt, đồng thời cuộc sống áp lực gây ra các sang chấn tinh thần tạo thành hỏa nhiệt, uất nhiệt làm phần âm của các phủ tạng, vị, thận bị hao tổn. Hỏa làm phế âm hư gây khát, vị âm hư khiến đói nhiều, thận âm hư gây tiểu nhiều.
Phương pháp chữa chung là lấy dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch làm cơ sở, nhưng trên lâm sàng hội chứng của bệnh tiểu đường có khi thiên về khát, đói nhiều, tiểu tiện nhiều, nên cách chữa còn tùy theo triệu chứng mà thành phần cần gia giảm. Vì thận là nguồn gốc của âm dịch và là nơi tàng trữ tinh vi của ngũ tạng, nên vẫn lấy bổ thận âm làm chính. Dưới đây là một số bài thuốc đông y trị biến chứng tiểu đường có thể sử dụng tùy vào tình trạng của bệnh nhân.
Bài thuốc đông y trị biến chứng tiểu đường
Bài thuốc Nghiệm phương
Bài thuốc này chủ yếu điều trị các triệu chứng chung của bệnh tiểu đường như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu tiện nhiều.
Bài thuốc 1:
- Thổ hoàng liên: 16 g.
- Sinh địa: 40 g.
- Thạch cao: 40 g.
Cách dùng: sắc uống ngày chia ra 3 lần uống.
Bài thuốc 2:
- Tụy lợn (sấy khô tán bột): 8 g.
- Hoài sơn (tán bột): 12 g.
- Ý dĩ (tán bột): 8 g.
- Cát căn tán bột: 8 g.
Cách dùng: Chia thành gói 5g, uống một ngày 4 – 8 gói, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Bài thuốc 3:
- Sa sâm: 12 g.
- Thạch cao: 20 g.
- Thiên môn: 12g.
- Mạch môn: 12g.
- Hoài sơn: 12 g.
- Tâm sen: 8 g.
- Biển đậu: 12 g.
- Ý dĩ: 12g.
Cách dùng: Sắc uống trong ngày, nếu khát nhiều, thêm Tang bạch bì 8g, Thiên hoa phấn 8g, đói nhiều thêm Hoàng liên 8g, tiểu nhiều thêm Khởi tử 12g, Thạch hộc 8g.
Bài thuốc lục vị hoàn (thang) gia giảm
Nguyên liệu:
- Sinh địa: 20g.
- Hoài sơn: 20g.
- Sơn thù: 8g.
- Đan bì: 12g.
- Kỷ tử: 12g.
- Thạch hộc: 12g.
- Thiên hoa phấn: 8g.
- Sa sâm: 8g.
Cách dùng: Nếu có triệu chứng khát thêm Thạch cao 40g; đói nhiều thêm Hoàng liên 8g; xét nghiệm nước tiểu có đường thêm Ích nhân 8g, Tang phiêu tiêu 8g, Ngũ vị tử 6g, nếu thận dương hư bỏ Thiên hoa phấn, Sa sâm thêm Phụ tử chế 8g, Nhục quế 4g (Bát vị quế phụ).
Có tài liệu căn cứ vào triệu chứng thiên lệch chủ yếu về khát, về đói, về tiểu tiện để phân ra vị trí và tạng phủ, chia ra các loại hình của bệnh và có cách chữa, dùng thuốc và sử dụng bài thuốc đông y trị biến chứng tiểu đường thích hợp:
- Nếu khát nhiều, họng khô, lưỡi đỏ thuộc thượng tiêu, phế. Phương pháp chữa: dưỡng âm nhuận phế dùng bài Thiên hoa phấn thang (Thiên hoa phấn 20g, Sinh địa 16g, Mạch môn 16g, Cam thảo 6g, Ngũ vị tử 8g, Gạo nếp 16g).
- Nếu ăn nhiều, đói nhiều, người gầy, khát, đái nhiều, đại tiện táo, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hoạt sác, thuộc vị âm hư, trung tiêu. Phương pháp chữa: dưỡng vị tân sinh (dùng các thuốc đắng lạnh thanh vị hỏa), dùng bài Tăng dịch thang (Huyền sâm 16g, Sinh địa 16g, Mạch môn 12g, Thiên hoa phấn 16g, Hoàng liên 6g, nếu táo bón thêm Đại hoàng 8 – 12 g).
- Nếu đi tiểu nhiều, khô miệng, tim đập nhanh, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ là do thận dương hư. Các triệu chứng thuộc thận là bệnh ở hạ tiêu. Nếu thận âm hư thì nên bổ thận âm sinh tân dịch dùng bài Lục vị hoàn (thang) gia giảm; trường hợp thận dương hư, phương pháp chữa là ôn thận dương sáp niệu, dùng bài Bát vị quế phụ thêm các thuốc ôn nhập sáp niệu như Tang phiêu tiêu, Kim anh tử, Khiếm thực, Sơn thù.
Trên đây là một số bài thuốc đông y trị biến chứng tiểu đường bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên với tình hình sức khỏe hiện tại nếu không được thăm khám tại cơ sở y tế có uy tín bệnh nhân không nên tự ý sử dụng các bài thuốc này để điều trị, tốt nhất bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Ngoài những phương pháp theo hướng y học cổ truyền có nhiều sản phẩm theo hướng nam dược cũng được khuyến khích sử dụng, bạn có thể tìm hiểu một số sản phẩm từ cây dây thìa canh cũng có tác dụng điều trị tiểu đường hiệu quả.
Xem thêm:Tác dụng chống tiểu đường của dây thìa canh lá to (dkbetics.com)