Mục tiêu trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường là kiểm soát đường huyết an toàn. Trường hợp mất kiểm soát đường huyết có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như tổn thương thận, tổn thương mắt, tổn thương thần kinh, các bệnh về tim, đột quỵ, các vấn đề về da. Tuy việc điều trị ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn cần có các quy tắc trong kiểm soát hợp lý cho người bị bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số quy tắc bạn nên tuân thủ nhằm đạt được đường huyết mục tiêu để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Mức đường huyết liên quan đến lượng thức ăn bạn đưa vào cơ thể trong thực đơn hằng ngày. Nếu muốn kiểm soát tốt lượng thực phẩm tiêu thụ trong ngày bạn nên quan tâm đến các chỉ tiêu như lượng carbohydrate, chất béo và protein.
- Lựa chọn thực phẩm chứa carbohydrate phức tạp chứa nhiều chất xơ giúp hạn chế được tình trạng tăng đường huyết đột biến đồng thời giúp no lâu hơn.
- Chất béo tốt rất có lợi cho tim mạch và não bộ, ngược lại những chất béo xấu gây nên tình trạng xơ vữa động mạch do tích tụ nhiều cholesterol xấu, một số trường hợp có thể gây đột quỵ.
- Lượng protein cũng nên được bổ sung vừa phải phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
Bên cạnh đó cần thực hiện thói quen không ăn đồ ăn nhanh hoặc đồ ăn có nhiều đường và những đồ uống có hại cho sức khỏe.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh không chỉ ở những người bình thường mà đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Đây là phương pháp kiểm soát đường huyết an toàn do có thể cải thiện tình trạng kháng insulin, từ đó ổn định lượng đường trong máu. Một số bài thể dục bạn có thể thực hiện như đi bộ, bơi, tập yoga, đi xe đạp,…
Tuy nhiên, trước khi tập một bài thể dục mới nào bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc huấn luyện viên sức khỏe để đảm bảo rằng bài tập đó phù hợp với sức khỏe của bạn. Các chuyên gia khuyên bạn nên tập ít nhất 150 phút mỗi tuần và thường xuyên đo đường huyết trước, trong và sau khi tập.
Uống thuốc đều đặn
Trường hợp các biện pháp điều trị không dùng thuốc không khả thi, bạn có thể được bác sĩ kê đơn thuốc giúp ổn định đường huyết. Việc sử dụng thuốc rất quan trọng đối với những trường hợp này, do vậy cần được uống thuốc thường xuyên.
Cuộc sống bận rộn có thể khiến bạn quên đi việc uống thuốc, bạn nên sử dụng các biện pháp như chia thuốc vào các hộp đựng thuốc và hẹn giờ uống thuốc.
Giảm căng thẳng giúp kiểm soát đường huyết an toàn
Tình trạng căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Khi bạn bị mệt mỏi cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol nhiều hơn bình thường khiến tăng nhịp tim, nhịp thở nhanh hơn và khiến bạn bị mệt mỏi. Bên cạnh đó, đối với bệnh nhân tiểu đường có thể xuất hiện tình trạng kháng insulin nếu bị căng thẳng kéo dài.
Vậy nên muốn kiểm soát đường huyết an toàn, cách tốt nhất là bạn nên thư giãn giúp cơ thể bớt mệt mỏi căng thẳng. Như vậy bạn mới có động lực để đối phó với căn bệnh mãn tính này. Bạn nên giảm căng thẳng bằng những phương pháp lành mạnh như đi xem phim, giao lưu với bạn bè hay đi du lịch điều này tốt hơn nhiều so với việc ăn uống vô độ thiếu lành mạnh và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Kiểm tra đường huyết thường xuyên
Việc theo dõi đường huyết thường xuyên là vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Mục tiêu chính của người bệnh tiểu đường là kiểm soát được đường huyết và đưa về mức bình thường. Muốn vậy, bạn nên kiểm tra đường huyết thường xuyên và điều chỉnh mức đường huyết bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng insulin hoặc thuốc nếu cần.
Tránh trường hợp đường huyết mất kiểm soát trong thời gian dài gây nên các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Trên đây là những quy tắc tối thiểu giúp bạn kiểm soát đường huyết an toàn. Bạn nên thực hiện và tuân thủ nhằm giữ một sức khỏe tốt và ổn định.
Xem thêm: Cách phòng tránh bệnh tiểu đường.